6. Cấu trúc của khóa luận
3.4.2. Giọng suy tư, triết lý
Bên cạnh giọng điệu trữ tình sâu lắng thì thơ của Bằng Việt còn giọng suy tư, triết lý. Có lẽ sự nhạy cảm của trái tim và sự thông minh, tài hoa trí tuệ của chàng sinh viên Luật - Bằng Việt đã kết đọng vào thơ, tạo nên giọng suy tư, triết
lí. Vì thế nhà thơ Nguyễn Thanh Kim đã nhận xét: “Thơ Bằng Việt đậm chất hào hoa phong nhã, có giọng điệu tinh tế, giàu tư duy trí tuệ” [11].
Trong thơ mình, giọng thơ chiêm nghiệm, lắng đọng nhiều suy nghĩ của tác giả thường bộc lộ ở những nhận định khái quát mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. Người đọc có thể nhận thấy điều đó ngay từ nhan đề bài thơ đến nội dung cụ thể
trong mỗi bài: Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc; Những gương mặt, những khoảng trời; Trước cửa ngõ chiến trường; Đích; Thời đại của tốc độ lớn; Ném câu thơ vào gió; Nghệ thuật thu nhỏ; Sự nhạy cảm không có chỗ... Chẳng
hạn đọc hai câu thơ sau của Bằng Việt ta thấy giọng thơ đậm chất suy tư, triết lý:
“Đốm lửa đã nhen chẳng bao giờ mất Lửa đời thường soi lối chửa ai qua”
Mỗi vấn đề được nhìn nhận qua hồn thơ Bằng Việt đều có sức lan tỏa bởi
cảm xúc thực và những cách đánh giá thấu đáo. Khi đến tuổi giữa chừng, những
suy tư, chiêm nghiệm ở mức độ đậm đặc hơn, thường trực hơn trong thơ Bằng Việt. Nhà thơ cảm nhận cuộc đời, thời gian từ những thăng trầm của chính cuộc sống mà mình đang sống. Giọng suy tư, triết lý trong thơ Bằng Việt còn tiếp tục
Nguyễn Thị Chi 63 Lớp K35C – Ngữ văn
được thể hiện trong các bài thơ qua các tập thơ sau như: Ném câu thơ và gió và Nheo mắt nhìn thế giới.
Nguyễn Thị Chi 64 Lớp K35C – Ngữ văn
PHẦN KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu những trang thơ trong tập Thơ Bằng Việt (Tuyển 1961 - 2001), chúng ta nhận thấy:
Thứ nhất, trên phương diện nội dung: viết về đất nước, con người trong chiến tranh và hòa bình, những vần thơ mang cảm hứng thế sự đầy trải nghiệm ưu tư hay những bài thơ tình đầy kỷ niệm, mang bao khao khát tinh tế trong tình yêu, Bằng Việt đã thể hiện một cái tôi trữ tình độc đáo và sáng tạo. Hồn thơ đôn hậu, nhạy cảm, rất sang trọng, giàu chất trí tuệ, ưa khái quát, triết lí của Bằng Việt bộc lộ một phong cách riêng trong dàn đồng ca cùng thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ nói riêng và thơ hiện đại Việt Nam nói chung.
Thứ hai, trên phương diện nghệ thuật: Bằng Việt có những sáng tạo đáng kể trong việc phát triển thể thơ tự do, xây dựng ngôn ngữ thơ hiện đại bình dị, giàu chất tự sự văn xuôi, gần gũi với người đọc. Các suy ngẫm, liên tưởng được thể hiện khá phóng túng và độc đáo trong thể thơ tự do giàu sức chứa hiện thực. Ngôn ngữ thơ Bằng Việt không hoa mĩ, cầu kỳ, được chọn lọc từ thực tế đời sống và vận dụng tài hoa, khéo léo trong các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa giàu hình ảnh. Các liên tưởng, so sánh trong thơ Bằng Việt thường thể hiện tư duy hiện đại đậm chất trí tuệ phương Tây.
Hơn nửa thế kỷ làm thơ, ngọn lửa đam mê được khơi gợi từ Bếp lửa vẫn cháy sáng trong trái tim Bằng Việt, tỏa nguồn nhiệt năng ấm áp, tin yêu cuộc đời. Tuy hòa vào “dàn đồng ca cùng thế hệ” nhưng người đọc vẫn nhận ra gương mặt
riêng, khó lẫn của Bằng Việt.
Với đề tài: “Đặc sắc thơ Bằng Việt qua tập thơ Thơ Bằng Việt (Tuyển 1961 -2001), chúng tôi mong muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình vào việc
tìm hiểu, đánh về phương diện nội dung và nghệ thuật thơ Bằng Việt. Qua đó khẳng định những đóng góp của ông đối với sự phát triển thơ ca hiện đại Việt Nam.
Nguyễn Thị Chi 65 Lớp K35C – Ngữ văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thuận An (2001), Thế giới nghệ thuật Thơ Bằng Việt, Luận văn Thạc sĩ
Văn học, Trường ĐHSP Hà Nội.
2. Hà Minh Đức (1984), Thơ ca chống Mỹ cứu nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb
Giáo dục.
4. Văn Giá (1999), “Bếp lửa – Vẻ đẹp lặng thầm của người phụ nữ Việt”, Văn
học và tuổi trẻ tập 44, Nxb Giáo dục.
5. Lê Quốc Hán (2002), Thơ trong kí ức. Tập bình thơ, Nxb Văn học. 6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sửu, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. G.S.Nguyễn Văn Hạnh (2/1975), “Đọc thơ Bằng Việt”, Tạp chí Tác phẩm
mới.
8. Phạm Khải (1993), Thành phố đời mình, Tập bình thơ, Nhà xuất bản Hội
Văn nghệ Hà Nội.
9. M.B. Khrapchenco (1987), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới.
10. Nguyễn Thanh Kim, Tạp chí Giáo dục và thời đại Chủ nhật số 48
11. Nguyễn Thanh Kim (2002), Tạp chí Giáo dục và Thời đại Chủ nhật số 48. 12. G.S.Lê Đình Kỵ (1969), “Hương cây – Bếp lửa, đất nước và đời ta”, Báo
Văn nghệ.
13. Nguyễn Văn Long (chủ biên), Lê Mai, Phạm Khánh Cao (1983), Tư liệu Thơ hiện đại Việt Nam 1955 - 1975, Nxb Giáo dục.
14. Phương Lựu (Chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà,
La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (2004), Lý luận văn học, Nhà xuất
bản Giáo dục.
15. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Nguyễn Văn Long (Đồng chủ biên) – Lịch sử Văn học Việt Nam (tập 3), Nxb Đại học Sư phạm.
16. Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân, Nguyễn Như Ý (2003), Từ điển tác giả tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, Nxb ĐHSP.
Nguyễn Thị Chi 66 Lớp K35C – Ngữ văn
17. Thiếu Mai (1983), Thơ, những gương mặt, Nxb Tác phẩm mới.
18. Hồ chí Minh (1960), Miền Nam là ruột thịt, Nam – Bắc là một nhà, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
19. G.S.Nguyễn Xuân Nam (1986), Bằng Việt trong Nhà văn hiện đại Việt Nam, Nxb Khoa h 20. Anh Ngọc (2001), “Hồn thơ thế kỷ”, Bình luận thơ, Nxb Thanh niên.
21. G. N. Pôxpêlôp (Chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử
(Đồng chủ biên) (2005), Bài tập Ngữ Văn 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Nguyễn Hoàng Sơn (2002), Lời tựa cho Tuyển thơ Thơ với tuổi thơ của
Bằng Việt, Nxb Kim Đồng.
24. Trịnh Thanh Sơn (2001), “Say đắm vẫn còn khi Ném câu thơ vào gió”, Văn nghệ số 52.
25. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nhà xuất bản Tác phẩm mới,
Hội Văn học.
26. Văn Tâm (20/11/2002), “Thơ trong gió của Bằng Việt”, Tạp chí “Kiến thức ngày nay”, số 412.
27. Bằng Việt (2003), Thơ Bằng Việt (Tuyển 1961 – 2001), Nhà xuất bản
Văn học Hà Nội.
28. Bằng Việt (2007), “Tôi viết bài thơ Bếp lửa…”, Văn học và tuổi trẻ, số