Giọng điệu thơ

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ bằng việt qua tập thơ bằng việt (tuyển 1961 2001) (Trang 66)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.4. Giọng điệu thơ

Trong quá trình sáng tác mỗi nhà văn đều phải trăn trở để tìm ra cho mình

một giọng điệu nghệ thuật riêng. Bởi theo M.Khrapchenco thì: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình (…) là cái giọng điệu riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác” [9]. “Nó cho phép người đọc nhận ra cái vẻ riêng của người nghệ sĩ, vừa có ý nghĩa như một tiêu chí xác định chân tài nhà văn” [25]. Sêkhôp lại cho rằng: “Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả”.

Lối nói riêng ấy là giọng điệu. Giọng điệu riêng có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Chỉ thông qua ngôn ngữ, những cảm xúc, quan niệm mới được bộc lộ ra. Trong thực tế không phải nhà thơ nào cũng có giọng điệu. Với các nhà thơ tài năng giọng điệu bao giờ cũng được tạo ra bởi những vùng ngôn ngữ riêng.

Với Bằng Việt thì nhà thơ sớm khẳng định được tài năng thực sự khi mà ngay từ những bài thơ đầu tiên, ông đã được đánh giá cao về giọng thơ như G.S.

Nguyễn Văn Hạnh khẳng định: “Phong cách thơ Bằng Việt hình thành từ sớm, nhiều nét bút khá kiên định, nhất là ở giọng thơ, vốn là biểu hiện rất sâu của bản lĩnh người sáng tác… Bằng Việt là một nhà thơ có ý thức trách nhiệm, trách nhiệm đối với sáng tác của mình, trách nhiệm đối với người đọc, khiêm tốn và cố gắng. Có thể tin ở anh” [7], hay “Phong cách thơ anh định hình từ khá sớm, nhiều nét khá kiên định, nhất là ở giọng thơ. Một biểu hiện rất sâu của bản lĩnh người sáng tác” (Anh Chi). Hai giọng tiêu biểu nhất được nhìn nhận trong thơ

ông chính là giọng trữ tình sâu lắng và giọng suy tư triết lý. Điều này sẽ đặc biệt

rõ nét trong tập thơ mà chúng tôi tìm hiểu.

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ bằng việt qua tập thơ bằng việt (tuyển 1961 2001) (Trang 66)