Vẻ đẹp của con người và nhân loại trong thế kỷ XX

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ bằng việt qua tập thơ bằng việt (tuyển 1961 2001) (Trang 45 - 47)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1. Vẻ đẹp của con người và nhân loại trong thế kỷ XX

Nguyễn Thị Chi 40 Lớp K35C – Ngữ văn

Sống trong thế kỷ đầy bão táp Cách mạng – thế kỷ XX, những nhà thơ trẻ như Bằng Việt thấu hiểu những hi sinh gian khổ, mất mát, đau thương của chiến tranh đồng thời cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp và sức mạnh của nhân dân, của Cách mạng các nước trên thế giới. Vì vậy, thơ Bằng Việt còn hướng tới việc khám phá Tổ quốc và dân tộc trong bề rộng của không gian, trong mối liên hệ với thời đại, với các dân tộc bạn bè năm châu, bốn biển. Bằng Việt không chỉ viết về nỗi đau, sự mất mát, sức vươn dậy của dân tộc mình mà còn viết về nhân loại trên thế giới, đồng cảm nỗi đau, nỗi buồn, niềm vui của họ và thức dậy những ngọn đuốc lương tri trong mỗi con người.

Từ điểm nhìn khái quát của lịch sử, tác giả ghi lại bằng thơ những địa

danh, những anh hùng đã trở thành bất tử trong lòng mỗi con người. Những con người làm nên lịch sử họ đã bước vào thơ Bằng Việt rất bình dị, đại diện cho

nhân dân anh hùng, cho những đất nước anh hùng và xứ sở Cách mạng anh hùng. Chẳng hạn, đó là đất nước Cuba anh hùng với những con người vĩ đại, hùng tráng, giàu lòng “quả cảm”. Họ đã đi vào những trang sử hào hùng, vào trái tim người dân Cuba và nhân dân thế giới như những biểu tượng đẹp là Phiđen

Catxtơrô, Chê Ghêvara: “…Bạn đã kể tôi nghe/ Về Xiera Maextơra hùng tráng/ Về những người con Cuba quả cảm/ Về Phiđen và Chêvara…/…Chêvara có tới Việt Nam? / Tới những rừng Tây Nguyên/ Làm hầm chông bẫy đá/Lội những vạt bùn U Minh vất vả/ Chèo ghe qua Đồng Tháp Mười…” (Kỷ niệm về Chê Ghêvara).

Và điều mới lạ khi ghi lại chân dung những anh hùng thế giới trong các thời khắc lịch sử quan trọng thì Bằng Việt luôn mở rộng trường liên tưởng với cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của nhân dân, đất nước mình. Ở đây chúng ta thấy được nét tương đồng của hai cuộc đấu tranh của hai dân tộc cách nhau

“một vòng trái đất” (Tố Hữu). Bởi vậy, người đọc nhận thấy trong thơ Bằng Việt

dường như vang vọng một cách rất hài hòa những âm hưởng chung của bản anh

hùng ca Cách mạng Việt Nam và Cách mạng thế giới.

Với vốn kiến thức phong phú và tâm hồn nhạy cảm của mình, Bằng Việt còn cảm nhận về thế kỷ XX bằng trí tuệ và trái tim đầy nhiệt huyết Cách mạng

Nguyễn Thị Chi 41 Lớp K35C – Ngữ văn

của người trí thức trẻ Bêtôven trong Bêtôven và âm vang hai thế kỷ. Hơn nữa,

Bằng Việt còn chọn lọc được những nét đẹp phong phú, độc đáo, tiêu biểu của

con người và các thành phố, đất nước trên thế giới như: Bản cũ giữa rừng Lào, vườn Nhật Bản, Alma Ata, Ấn tượng Hirôshima; Casablanca… và điều này càng được Bằng Việt thể hiện rõ qua các tập thơ sau với A – tô – pơ, Chi – lê, chợ

Vòm Mát – xcơ – va, sông Xen, Lúc – xăm - bua mùa thu Pari,...

Và đây là vẻ đẹp của vườn Nhật Bản – một vẻ đẹp yên bình và tĩnh lặng. Dường như cảnh vật thiên nhiên như dừng lại để suy nghĩ và chiêm nghiệm về cuộc đời như:

“Đá ngồi thiền, thẩm thấu lẽ tử sinh Rêu lặng lẽ xuất thế và nhập thế,

Ngỡ nước chảy, mà thực không có nước Sóng cuội, sóng khô, vô tận vô cùng”.

(Vườn Nhật Bản)

Không chỉ ấn tượng về vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước và con người của các nước trên thế giới, Bằng Việt còn đau đớn ngậm ngùi xót xa bởi sự mất mát

không gì bù đắp nổi của đất nước Nhật Bản do Thời đại của tốc độ lớn gây ra: “Xung quanh đài tưởng niệm/ Những hàng cây dậy tiếng ve kêu/ Ngỡ bao linh hồn bé thơ/ Nhập vào tiếng ve kêu trong ấy/ Ve kêu đời đời kiếp kiếp/ Kêu đến khi nào trở lại làm người…”.

Qua những vần thơ của mình, Bằng Việt đã cho chúng ta thấy tất cả vẻ đẹp của con người và những vùng đất xa xôi trên thế giới và làm cho người đọc bỗng chốc cảm thấy gần gũi không còn cảm giác xa lạ. Với cách nhìn thiên nhiên và con người rất tài hoa, lãng mạn và tinh tế của tác giả đã khiến cho người đọc thêm yêu những nét đẹp muôn màu của thế giới. Bằng Việt đã gửi vào những vần ấy thơ một tấm lòng say mê kiếm tìm, khám phá và trân trọng vẻ đẹp của nhân loại.

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ bằng việt qua tập thơ bằng việt (tuyển 1961 2001) (Trang 45 - 47)