6. Cấu trúc của khóa luận
2.3. Cảm hứng về tình yêu
2.3.1. “Tình yêu và báo động”
Tình yêu là đề tài muôn thuở của thơ ca, ở đâu có con người là ở đó có tình yêu. Tình yêu là ngọn lửa để nuôi giữ cho cuộc sống thêm nồng nàn, thêm xuân sắc, thêm hy vọng. Không có tình yêu có lẽ con người sẽ trở về với bản năng.
Giai đoạn văn học 1945 – 1975 xuất hiện nhiều bài hay về tình yêu đôi lứa: Núi đôi (Vũ Cao), Quê hương (Giang Nam), Cuộc chia ly màu đỏ (Nguyễn Mỹ)…
Nguyễn Thị Chi 45 Lớp K35C – Ngữ văn
và cái riêng, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu đất nước, giữa hạnh phúc đời thường và lí tưởng độc lập tự do của Tổ quốc. Thơ tình yêu những năm chiến tranh của Bằng Việt cũng cùng chung nguồn mạch cảm hứng đó. Với hồn thơ trầm lắng, giàu chất suy tưởng, Bằng Việt đã chọn cho mình cách thể hiện tình yêu một cách kín đáo, nhẹ nhàng nhưng không kém phần thiết tha, ấm áp và giản
dị như trong “Tình yêu và báo động”, “Nhớ”, “Thơ tình ngày biển động”… “Cơn báo động tan rồi
Cảm động quá khi mùa thu lại đến! Anh nhớ phút ngồi bên nhau trực chiến Anh nghe thời gian trong mạch đập tay em Mạch đập bình yên”
(Tình yêu và báo động)
Tình yêu trong thơ Bằng Việt rất nhẹ nhàng và trong sáng, nó được nảy sinh trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ và ác liệt. Đó là những lúc “trực chiến”, những lúc hành quân gian khổ…Tình yêu ấy đem đến cho người chiến sĩ những giây phút yên bình thời gian và không gian như lắng đọng lại.Có thể nói, tình yêu ấy xuất phát từ tình đồng đội của những người chiến sĩ cùng chiến đấu đánh kẻ thù vì mục đích, lý tưởng chung.
Và tình yêu trong bất kỳ hoàn cảnh hay thời đại nào thì luôn gắn liền với
những nỗi nhớ nhung bởi sự xa cách: “Cây cao chi đọng nắng nhiều - Em xa chi, nặng lòng yêu thế này! - Ngỡ như cách mấy tầm tay - Mà ra thành mấy ngàn ngày đạn bom”. Trong kháng chiến vì nhiệm vụ và hoàn cảnh nên mỗi người một
nơi, tình yêu vì vậy cũng bị ngăn cách bởi không gian và thời gian. Vì vậy, ta có thể bắt gặp một nỗi nhớ “Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây”. Bằng thủ pháp so sánh tương đồng, Bằng Việt đã so sánh nỗi nhớ của tình yêu như một lẽ tự nhiên của tạo hóa. Đó là “cây cao” nên “đọng nắng nhiều” và chính sự xa cách của em đã là nguyên nhân “nặng lòng yêu” của nhân vật tôi. Trong tình yêu càng xa nhau thì càng nhớ và nỗi nhớ như được nhân lên, trong thơ Bằng Việt cũng vậy. Nỗi nhớ “em” ấy làm chúng ta liên tưởng đến nỗi nhớ của Kim Trọng khi
Nguyễn Thị Chi 46 Lớp K35C – Ngữ văn
phải xa cách Thúy Kiều: “Sầu đong càng lắc càng đầy/ Ba thu dồn lại một ngày dài ghê” (Truyện Kiều).
Hơn thế nữa, tình yêu lứa đôi đã được tác giả mở rộng, nâng cao khi gắn
với tình yêu đất nước, tình yêu Hà Nội – thành phố của đời mình (Những điều giản dị). Thời đó cái chung được đặt lên trên hết, tất cả vì lợi ích sống còn của
dân tộc. Hơn nữa, xét ở góc độ phản ánh, cuộc kháng chiến vĩ đại đến mức nó đi vào tất cả các góc độ riêng tư nhất của tình cảm. Thơ là tiếng nói của tình cảm nên dù là thơ về tình yêu, ở thời ấy vẫn dễ dàng tìm thấy bóng dáng của một thời đánh giặc.
Những vần thơ của Bằng Việt giai đoạn này đã ghi lại rất chân thật không chỉ những rung cảm mà cả những vất vả, thăng trầm của tình yêu thời chiến tranh. Với nhà thơ, chiến tranh gian lao góp phần thử thách tình yêu, là hoàn cảnh để
nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu như Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc; Những đoạn thơ tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại; Thơ tình ngày biển động...
“Trước cơn giông là đôi mắt em cười Chiều lạ quá, chiều ơi lay động mãi
Giá lại phải băng qua trăm ngả đường phá hoại Thì hẳn chỗ cuối cùng anh gặp - vẫn là em”.
(Những đoạn thơ tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại) Ngày hôm nay lớp độc giả trẻ sẽ có người không hình dung nổi “trăm ngả đường phá hoại” là như thế nào, nhưng thời chiến tranh, đó là chuyện thường
ngày. Bên cạnh cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt giữa thời rung chuyển ấy thì có sự xuất hiện của tình yêu bởi anh đã gặp em, yêu em. Và dẫu có trăm ngàn khó
khăn gian khổ thì đích cuối cùng vẫn là “em” – tình yêu của anh.
Những bài thơ tình ra đời trong thời báo động mang bao ước vọng và lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ trong một thời bom đạn và sẽ còn luôn vang vọng trong lớp trẻ của một thời hòa bình. Những bài thơ tình ấy đã góp phần hoàn thiện
bức chân dung tinh thần cao đẹp của người lính và thể hiện lòng say mê, trân trọng tình yêu của tác giả Bằng Việt.
Nguyễn Thị Chi 47 Lớp K35C – Ngữ văn
2.3.2. “Gợi dậy tâm hồn và thức dậy tình yêu”
Thời gian qua đi luôn để lại trong con người những dấu ấn không dễ gì phai nhạt nhất là tình yêu. Trong thơ Bằng Việt cũng vậy, tình yêu thời quá khứ
lắng lại trong hồn thơ tác giả và trở thành những vệt sáng của kỷ niệm. Những vệt sáng của kí ức tình yêu đã chắp cánh cho tâm hồn Bằng Việt thăng hoa thành những bài thơ đặc sắc có tính khơi gợi kỉ niệm xưa cũ như như Bách thảo hay
với những câu thơ giản dị trong sáng mà vẫn nồng nàn, da diết, có sức rung cảm
lớn: Em đừng ghen với quá khứ; Không đề; Hoa vông vang; Nghĩ lại về Pauxtốpki; Giải thích; Em và tôi; Hàng cây, tôi và em; Rồi sẽ tới; Lục bát cầu may; Khoảng các giữa lời; Casblanca; Nghìn trùng quay lại...
Viết về kỷ niệm tình yêu thuở nào thật trong sáng ngây thơ, nó gắn liền với những truyện của nhà văn Nga Pauxtôpxki, người được mệnh danh là “Nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh giá của văn xuôi”. Đến với những áng văn xuôi của Pauxtôpxki, ta không gặp những cái gọi là xung đột, những tình tiết lắt léo ly kì, mà ta lặng đi bởi những câu văn trữ tình, cảm xúc đầy tràn trên trang giấy. Với những áng văn lãng mạn, bay bổng tuyệt vời, Pauxtôpxki đã đem đến cho người đọc sự mê đắm trên những trang sách và những tưởng rằng những trang sách đẹp ấy sẽ là cuộc đời. Chính những câu chuyện đẹp đẽ ấy là nguồn cảm hứng để Bằng Việt nghĩ lại về Pautôpxky:
“Đưa em đi... Tất cả thế xong rồi Ta đã lớn. Và Pauxtôpxki đã chết
…Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện “Tuyết” Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!”
Với con mắt của một người trưởng thành, Bằng Việt đã nhìn lại truyện của Pautopxki, những câu truyện đã gắn với tình yêu thuở nào. Nhà thơ đã chỉ ra rằng cuộc đời đâu có đẹp như những trang sách ngày nào bởi “ta đã lớn” và đủ để nhận thấy nó chỉ như những trang cổ tích và tất cả chỉ là những kỷ niệm đẹp.
Tình yêu cũng có muôn vàn trạng thái cảm xúc như nhớ nhung buồn tủi và chia cắt. Vì vậy, khi tình yêu bị chia ly, tan vỡ thì những kỉ niệm trong nhau khó mà quên, cứ quên rồi lại nhớ. Bằng chất thơ sâu lắng, sang trọng trữ tình, Bằng
Nguyễn Thị Chi 48 Lớp K35C – Ngữ văn
Việt thể hiện tình yêu xưa như một vết cắt hằn sâu trong tim mỗi con người, dù đi
đâu cũng mãi nhớ về nhau: “Em nhỏ và trong như nước mắt/ Chia tay làm mặn mãi môi cười/ Vị mặn hễ quên rồi lại nhớ/ Nghìn trùng quay lại vẫn em thôi”.
Có thể thấy viết về tình yêu trong hoài niệm bên cạnh sự xốn xang, rạo rực, si mê thì âm điệu chủ yếu của những bài thơ này là nỗi buồn sâu lắng, da diết. Cùng với một vùng ký ức thẳm sâu về tình yêu, tác giả còn có nhiều khám phá tài hoa và trí tuệ về tình yêu và hạnh phúc hiện tại của đời thường như:
“Hạnh phúc ta cần cũng thực giản đơn thôi Như chỉ ở trước ta trên một tầm tay với, Ngỡ rảo bước là sớm chiều đã tới
Suốt một đời, sao vần giục mình đi”.
(Nghĩ lại về Pauxtôpxky)
Bằng Việt đã đưa ra một triết lý về hạnh phúc, nó rất gần và cũng rất xa. Bởi cuộc sống thì có nhiều niềm vui cũng như nỗi buồn và đã là con người thì ai cũng có mong ước có được một hạnh phúc. Chúng ta vẫn tưởng rằng có được hạnh phúc thật rất đơn giản nhưng thử hỏi đã mấy ai có được hạnh phúc thực sự trong đời. Hạnh phúc rất gần như “một tầm tay với”, tưởng như trước mặt mình có thể đi đến kiếm tìm.Thế nhưng suốt một đời, con người vẫn chưa với tới và vẫn cứ đi tìm hạnh phúc cho mình.
Tình yêu trong thơ Bằng Việt còn đậm chất liên tưởng và thấm ý vị triết lí sâu sắc. Những trải nghiệm cảm xúc thường được viết bằng sự tổng hòa của trái tim yêu đầy cảm xúc và trí tuệ thông minh, nhiều suy tư. Từ đó, nhà thơ xây dựng
được nhiều tứ thơ độc đáo như: “Tôi đem vầng trăng khớp với trời sao/ Đem cơn mưa đặt trước ngày nắng ráo/ Đem con tàu chạy qua rừng hư ảo…/ Và bất ngờ em nói đến Tình Yêu!”. Bằng sự liên tưởng độc đáo của mình tác giả đã liên kết
các sự vật hiện tượng vốn tồn tại vĩnh hằng trong thiên nhiên để nói đến tình yêu. Đó là “trăng và sao”, “cơn mưa” và “ngày nắng ráo”…Thiên nhiên còn có đôi, có cặp vậy tại sao con người lại không có tình yêu. Nói như vậy, Bằng Việt đã ngầm khẳng định tình yêu vốn là một quy luật của tạo hóa. Trong tình yêu đôi lứa thì ước vọng lớn nhất, kết quả lớn nhất mà con người cầu mong có được đó là ngôi
Nguyễn Thị Chi 49 Lớp K35C – Ngữ văn
nhà hạnh phúc với tình yêu của những người sinh ra là để dành cho nhau: “Nếu em là kiếp bềnh bồng/ Thì tôi vĩnh viễn phải lòng phù du/ Nếu em khoát mở phù sa/ Thì tôi vĩnh viễn hóa bờ bến xa/ Cầu may tới cõi giao hòa/ Cầu may có được ngôi nhà biết yêu!”(Lục bát cầu may).
Cùng mạch cảm xúc về tình yêu, ta thấy được tình yêu trong thơ Bằng
Việt với những bài như Thơ tình viết muộn đã có độ chín của tư tưởng, nó chứng
tỏ một trái tim đã thấu hiểu lẽ đời, một con người đã có sự từng trải:
“Em là chân lý của đời thường mạnh mẽ, Nét môi chẳng còn cong vì trải đắng cay rồi, Em là vẻ đẹp của đời thường vĩnh cửu
Là những gì quên mất ở trong tôi”. (Thơ tình viết muộn)
Qua những bài thơ tình viết muộn, độc giả có thể nhận thấy một Bằng Việt
trầm tĩnh và vẫn rất tha thiết với tình yêu, chất men say lắng lại, kết tinh trong giọng thơ của sinh viên Luật sang trọng và ẩn sau hình ảnh thơ mang ý nghĩa ẩn dụ, hàm súc.
Nguyễn Thị Chi 50 Lớp K35C – Ngữ văn
CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TRONG
THƠ BẰNG VIỆT (TUYỂN 1961 – 2001)
3.1. Thể thơ
Thể thơ tự do được xem là sở trường của Bằng Việt và gắn bó với hành trình sáng tác của tác giả từ khi bắt đầu sáng tác kháng chiến chống Mỹ cho tới
nay. Tiến hành khảo sát tập thơ “Thơ Bằng Việt (Tuyển 1961 – 2001)”, chúng tôi
đã thu được kết quả cụ thể về số lượng bài thơ của các thể thơ mà Bằng Việt đã sử dụng như sau: Thể thơ 5 chữ 6 chữ 7 chữ 8 chữ Lục bát Tự do Tổng số Số lượng bài 5 2 8 6 11 103 135 Tỉ lệ phần trăm 3,7 1,48 5,93 4,44 8,15 76,3 100 3.1.1 Thể thơ tự do
Thơ tự do xuất hiện từ nhu cầu đòi hỏi thơ đi sát cuộc đời hơn, phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện được những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ. Thể thơ tự do xuất hiện từ đầu thế kỉ XX, được khẳng định trong phong trào Thơ mới. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thơ tự do ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt là các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ yêu thích và sử dụng rất hiệu quả thể thơ này.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định. Nó có thể là hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau, hoặc hoàn toàn tự do” [6; 319].
Trong tập thơ này, thơ tự do là thể thơ chủ đạo chiếm khoảng 3/4 trong số các sáng tác của Bằng Việt (103 bài). Chúng ta có thể nhận thấy rằng đa số các bài thơ tự do đều là những bài thơ dài, số chữ trong một câu thơ có khi là 1, 2 hoặc 3… nhưng phần lớn là 7, 8 hoặc 9 chữ đan xen như dệt trên tấm thảm ngôn ngữ chứa đầy màu sắc độc đáo của Bằng Việt. Qua việc nghiên cứu tìm hiểu về
Nguyễn Thị Chi 51 Lớp K35C – Ngữ văn
thơ Bằng Việt, có một điều đặc biệt, hầu hết các bài thơ tự do đều là những bài thơ tiêu biểu của tác giả, ghi dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả mọi thời đại như:
Trở lại trái tim mình; Bêtôven và âm vang hai thế kỷ; Bếp lửa; Tình yêu và báo động; Viết cho con mùa xuân thứ nhất; Giao hưởng số chín; Trước cửa ngõ chiến trường; Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc; Những gương mặt những khoảng trời; Trò chuyện với thành phố của đời mình, Ném câu thơ vào gió,…
Chẳng hạn, bài thơ Bếp lửa là bài thơ nổi tiếng được viết bằng thể thơ tự
do, nó đã in sâu trong lòng độc giả bao đời nay. Tác giả đã sáng tác bài thơ để nói lên tình cảm của mình giành cho bà cũng như khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người. Vì vậy cứ mỗi lần nhắc đến hình ảnh bếp lửa chúng ta nhớ ngay đến cái tên Bằng Việt với những câu thơ sâu lắng đầy ân tình về tình cảm bà cháu.
Như ở trên đã nói, đây là thể thơ được Bằng Việt đặc biệt yêu thích, có lẽ bởi nó phóng khoáng không hề bị gò bó bởi bất cứ quy tắc nào nên rất phù hợp cho việc bày tỏ và giãi bày cảm xúc, tâm trạng. Thơ tự do giúp mở ra chân trời rộng lớn cho sự thể hiện cái tôi trữ tình cũng như tài năng sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật của nhà thơ. Hơn nữa, nhờ sự mở rộng về hình thức câu thơ, bài thơ mà chất chính luận được đưa vào thơ tự nhiên và phóng khoáng hơn. Những suy cảm bắt nguồn từ mỗi chi tiết cụ thể của cuộc sống, thiên nhiên thường được nhà thơ diễn tả trong những vần thơ tự do có dáng dấp như một lời tâm sự. Ta có thể
thấy trong Trò chuyện với thành phố của đời mình như là một câu chuyện bằng
thơ, tiểu thuyết bằng thơ. Đọc bài thơ ta như thấy được lời tự sự của nhân vật, được thấy nhân vật sống động thực sự, có chi tiết, tình tiết cụ thể:
“Sau nộp đơn thi vào Đại học nhân dân Tôi nhớ hết những chuyện về ngõ Gia Sư,
Cấm Chỉ, Sầm Công… Nhưng vô tình quên anh về sau không gặp lại
Anh về dạy ở một huyện nghèo quê ngoại, Và chết năm 36 tuổi đầu”
Nguyễn Thị Chi 52 Lớp K35C – Ngữ văn
Những câu thơ trên của Bằng Việt rất trần trụi, phá vỡ những quy phạm về nhịp, niêm, luật, vần, đối… Đọc những câu thơ trên ta thấy nó rất tự do thoải mái về câu chữ, gần giống với tiểu thuyết, với cách kể chuyện trong tiểu thuyết bằng
thơ Epghênhi Ônhêghin của “mặt trời thi ca Nga” - Puskin. Và chính thơ tự do là
công cụ, phương tiện đắc lực để chuyển tải chất men cảm xúc của tác giả, làm