Ngôn ngữ giàu sắc màu gợi hình, gợi cảm

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ bằng việt qua tập thơ bằng việt (tuyển 1961 2001) (Trang 62 - 63)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.2.2 Ngôn ngữ giàu sắc màu gợi hình, gợi cảm

Đọc thơ Bằng Việt ta thấy như có một vườn ngôn ngữ nhiều sắc màu và tràn đầy hương sắc. Nhà thơ đã tạo nên một hệ thống ngôn ngữ giàu tính từ, đặc biệt là các tính từ chỉ màu sắc giúp khơi gợi những liên tưởng tinh tế cho bạn đọc.

Cùng với đó là các từ láy giàu sức gợi tả như: ngẩn ngơ, chờn vờn, lưa thưa, liêu xiêu, chói chang, lim dim, chói chang, dập dờn, chúm chím,...Đặc biệt, các tính từ

chỉ sắc màu như xanh, đỏ, tím, vàng...trong thơ Bằng Việt vô cùng phong phú mỗi màu lại có những sắc độ đa dạng, gợi cảm. Trong thơ mình, Bằng Việt đã làm công việc của một họa sĩ bởi nhà thơ đã khá công phu khi pha tạo ra màu để vẽ lên những bức tranh thơ rực rỡ. Bên cạnh những sắc màu truyền thống sẵn có trong vốn từ ngữ chung thông thường, tác giả còn dùng cách kết hợp các tính từ

với danh từ hoặc gắn tính từ chỉ màu sắc như: hoa gạo đỏ tươi, vồng cải vàng hoe, đất khô đỏ quoạch, bốn phía đen rầm, núi trập trùng xanh ngắt, tấm màn đỏ

Nguyễn Thị Chi 57 Lớp K35C – Ngữ văn

chang… cùng với những liên tưởng và phép nghệ thuật so sánh đã làm nên những

vần thơ đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn.

Bên cạnh đó, chúng ta còn bắt gặp nhiều câu thơ giàu chất tạo hình nhờ tác giả đã có những tưởng tượng và liên tưởng đặc sắc như nhà phê bình văn học

Trịnh Thanh Sơn nhận xét “Chất suy tưởng vốn là một điểm mạnh trong thơ Bằng Việt và góp phần làm nên thi pháp và phong cách độc đáo – một giọng riêng trong dàn đồng ca cùng thế hệ”. Trong những bài như: Đất nước, Mừng em tròn mười sáu tuổi, Những điều giản dị, Trở lại trái tim mình…là những bài thơ

có nhiều câu thơ rất giàu chất tạo hình. Chẳng hạn ngọn gió vốn vô hình nhưng

trong con mắt của tác giả ngọn gió ấy lại như con người: “Gió thổi vô tư trong lá/ Gió thổi như từ tuổi thơ trở về”. Hay đó là còn là sự so sánh liên tưởng ấn tượng diệu kì khi mà chúng ta đọc lên để lại dấu ấn đậm nét trong lòng khó mà phai mờ: “Những tảng đá đầu sư như tóe lửa trong chiều/ Núi sừng sững - cái mín môi kì lạ” hay “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ/Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu” (Nghĩ lại về Pauxtôpxki).

Có thể nói, nhà thơ rất tài hoa khi sử dụng ngôn ngữ để tạo nên sức hấp

dẫn, chất tươi mới cho hiện thực cuộc sống trong thơ. Vì vậy, đọc thơ Bằng Việt chúng ta bắt gặp một tư duy ngôn ngữ sáng tạo và hiện đại.

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ bằng việt qua tập thơ bằng việt (tuyển 1961 2001) (Trang 62 - 63)