6. Cấu trúc của khóa luận
3.4.1. Giọng trữ tình sâu lắng
Với quan niệm thơ là nơi giãi bày chia sẻ lòng mình với bạn đọc, Bằng Việt thường gửi gắm rất nhiều tâm sự của mình trong thơ qua giọng điệu trữ tình
Nguyễn Thị Chi 61 Lớp K35C – Ngữ văn
sâu lắng. Mỗi bài thơ của tác giả “thường có dáng một lời tâm sự”, nhẹ nhàng kín
đáo mà thấm thía xúc động như Đỗ Thuận An nhận xét: “Được sáng tạo theo nguyên tắc tư tưởng riêng của chủ thể trữ tình, thế giới nghệ thuật thơ Bằng Việt là một thế giới mới mẻ, phong phú và đa dạng…Đặc biệt, sự có mặt của chân dung tinh thần tự họa của tác giả với những nét tư tưởng độc đáo, sâu sắc về con người và cuộc đời đã thực sự góp phần tạo nên diện mạo đầy cá tính cho thơ Bằng Việt” [1; 90,91]. Chính những cảm xúc nồng nàn, chân thành nghiêng về
giãi bày, thủ thỉ của nhà thơ đã chọn thể tự do và những câu thơ dài, thường là 7
hoặc 8 chữ để bộc bạch tâm tình như trong: Bếp lửa, Về Nghệ An thăm con, Thư gửi người bạn xa đất nước, Tình yêu và báo động, Bêtôven và âm vang hai thế kỷ, Kỷ niệm về Chê Ghêvara…
Trong thơ mình, Bằng Việt thường chọn hình thức đối thoại giữa chủ thể trữ tình – nhà thơ với một cái tôi trữ tình nhân vật: người bà, người mẹ, anh, em, người bạn, con... để cùng sẻ chia tâm tình một cách tự nhiên, chân thành. Chẳng
hạn trong Bếp lửa, chúng ta thấy có sự xuất hiện cuộc đối thoại giữa bà và cháu bằng giọng thủ thỉ, ấm áp, thân tình: “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa/ Tu hú kêu trên những cánh đồng xa/ Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà/ Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế/ Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”.
Bên cạnh đó, Bằng Việt thường nghiêng về độc thoại nội tâm, nói với mình cũng là nói với mọi người. Lời thơ chứa chan cảm xúc, thủ thỉ, lắng sâu khi tác
giả thể hiện tình yêu tha thiết, sâu sắc với Hà Nội: Trở lại trái tim mình; Tình yêu và báo động, Trò chuyện với thành phố của đời mình...
Chẳng hạn trong Trở lại trái tim mình, Bằng Việt đã viết ra những vần thơ
ân tình, sâu lắng đọng và chắc hẳn nếu ai đã đọc dù chỉ một lần thì cũng khó mà
quên: “Tôi trở về những ngõ quen xưa Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự Tôi trở lại lối mòn quá khứ Có tấm tình mắc nợ cha ông”
Nguyễn Thị Chi 62 Lớp K35C – Ngữ văn
Chính vì thế mà nhà thơ Trần Đăng Khoa từng nêu cảm giác của mình khi đọc
thơ Bằng Việt: “Giữa những năm chống Mỹ, với bầu không khí ồn ào súng đạn, khói lửa, Bằng Việt mang đến cho thơ một khoảng tĩnh mịch, thanh vắng của một tu viện” hay “Trước sau, Bằng Việt vẫn hợp với cách diễn đạt trang nhã, kín đáo, không ồn ào, mà nội dung chủ yếu là những suy luận thoát thai trên nền sách vở hoặc cách giãi bày tình cảm trên cơ sở những kỷ niệm riêng nhỏ lẻ gắn bó máu thịt với cuộc đời anh”. Vì vậy, ta có thể lý giải tại sao nhiều bài thơ của Bằng
Việt ra đời từ những năm 60 của thế kỉ trước đến nay vẫn có sự cuốn hút bạn đọc có lẽ bởi giọng thơ say mê, đắm đuối.