Con người trong chiến tranh

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ bằng việt qua tập thơ bằng việt (tuyển 1961 2001) (Trang 35 - 40)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.1.1.2. Con người trong chiến tranh

Cùng với cảm hứng về đất nước, Bằng Việt đã giành một phần trang trọng cho cảm hứng về con người Việt Nam trong thơ. Trong chiến tranh, con người Việt Nam được khắc họa với nhiều vần thơ gân guốc, khỏe đẹp và chân thực.

Trước hết là người lính, bởi đó là linh hồn của một đất nước đang phải gồng mình chống lại kẻ thù hung bạo. Nếu Tố Hữu ngợi ca vẻ đẹp người lính – anh giải phóng quân – những Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi với vành mũ tai bèo và khẩu súng trường đẹp như thần thoại của thế kỷ XX: “Hoan hô anh giải phóng quân/ Kính chào anh con người đẹp nhất” (Bài ca xuân 68), nếu Phạm Tiến Duật khắc họa chân dung người lính sinh động, trẻ trung, đầy chất lính qua hình ảnh những chiến sĩ lái xe của Tiểu đội xe không kính… thì Bằng Việt xây dựng chân dung người lính bằng những nét giản dị, mang chiều sâu suy tưởng: “Bằng Việt không chuyên thể hiện những cuộc đời anh hùng và cũng ít đưa những hành động anh hùng vào thơ mình” (Lê Đình Kỵ). Người lính trong thơ Bằng Việt không phải là những anh hùng mang tầm vóc sử thi làm nên những chiến công lừng lẫy, tư thế hiên ngang và sự hi sinh với ý nghĩa cái chết gieo

mầm cho sự sống như anh giải phóng quân trong Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân hay Nấm mộ và cây trầm của Nguyễn Đức Mậu…Nhiều bài thơ về

người lính được Bằng Việt sáng tác khi ông đi thực tế chiến trường. Tính chất ký sự đậm nét. Chiến trường khốc liệt, đầy gian khó lại là nơi vẻ đẹp của những con người Việt Nam tỏa sáng, bình dị và anh dũng. Vẻ đẹp ấy kết tinh trong hình ảnh

Nguyễn Thị Chi 30 Lớp K35C – Ngữ văn

nhận rất riêng của Bằng Việt về người lính, về đất nước trong chiến tranh. Những điều vĩ đại, những chiến công lớn đều được làm nên bởi những con người bình

thường nhất. Điều này sẽ được thể hiện rõ nét trong: Trước cửa ngõ chiến trường; Những gương mặt, những khoảng trời; Người giữ tuyến đường xuân; Kỷ niệm về Chê Ghêvara…

“Những chiến sĩ trẻ măng hẹn ngày gặp lại Những gương mặt bình thường như lẽ phải Mỗi gương mặt sinh ra, để đến một vòm trời”.

(Những gương mặt, những khoảng trời)

Hay đó là những chiến sĩ kiên cường dũng cảm trong Người giữ tuyến đường xuân: “Những thủy lôi chín mắt ở Hàm Rồng/ Hau háu trên sông giữa luồng nước lũ/ Anh đã vớt không quả nào kịp nổ/ Hai tay trắng làm đui mù điện tử”. Bàn tay họ đã làm nên tất cả, tháo gỡ tất cả mọi khó khăn, làm “đui mù điện

tử”. Người lính không quản khó khăn gian khổ, bất chấp mọi hiểm nguy,vượt qua muôn ngàn thử thách với cái sống, cái chết, sự cực nhọc đó rét, bệnh tật để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Chính tình cảm thiết tha với Tổ quốc với nhân dân và vẻ đẹp bình dị trắng trong của người chiến sĩ là vũ khí làm cho kẻ thù kinh

sợ.

Cùng với hình ảnh người lính, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh cũng được tác giả khắc họa rõ nét trong những vần thơ thời chiến tranh. Có một sự giao thoa rất đẹp giữa hình ảnh người lính và người phụ nữ, kết tinh trong hình ảnh những cô thanh niên xung phong, em gái giao liên, cô nữ dân

quân dịu dàng mà kiên cường dũng cảm…Những bài thể hiện điều này: Huế, tấm lòng em; Nhà giữ trẻ; Về Huế đêm rằm; Đi chợ Tết, Tình yêu và báo động, Mừng em 16 tuổi.

Khi đứng trước khó khăn thử thách mưa bom bão đạn chị em không hề tỏ ra sợ hãi mà lại tỏ ra kiên cường bất khuất. Khi trở về cuộc sống đời thường họ

lại trở nên tinh nghịch, hồn nhiên vô tư, trẻ con đáng yêu: “Nhưng vui chân quá, vui chân thế/ Chị ơi, thôi chị chẳng nên hờn/ Hôm nay đi chợ quên đường nhé! /

Nguyễn Thị Chi 31 Lớp K35C – Ngữ văn

Đánh Mỹ rồi, em lại trẻ con!”. Và trong chiến đấu thì họ là những chiến sĩ thực

sự và tỏ ra rất kiên cường, dũng cảm không kém các đấng mày râu:

“Những năm gay go, em chịu quen rồi Đã bơi qua sông đêm; đã bò bên bốt giặc Đã tuốt lúa bằng tay; đã nuốt đau bằng mắt Đã gặp được nhiều điều trong ước vọng đời em”.

(Huế, tấm lòng em)

Người phụ nữ trong chiến đấu gian khổ ác liệt ấy, họ là những nữ thanh niên xung phong từ bỏ mái trường lên đường chiến đấu. Họ cũng chịu trăm ngàn

cay đắng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách như “bơi qua sông” hay “bò bên bốt giặc”…để hoàn thành nhiệm vụ giao phó. Nhưng khi trở về với cuộc

sống đời thường thị họ lại là những cô gái hồn nhiên, trẻ trung yêu đời.

Viết về người phụ nữ, Bằng Việt còn dành những câu thơ xúc động chân thành, thể hiện lòng biết ơn đối với những người phụ nữ thân thiết trong cuộc đời

mình là người bà và người mẹ như trong Bếp lửa; Đôi dòng tiễn đưa bà nội; Mẹ; Nghe đất.

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lưả trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: -Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.

(Bếp lửa)

Bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu mà còn được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin của bà. “Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp” [10; 70]. Suốt bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biển xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ở bất kì phương trời nào. Bà đã trờ thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu.

Nguyễn Thị Chi 32 Lớp K35C – Ngữ văn

Và giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, nhà thơ Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về người bà thân yêu.

Cảm nhận và miêu tả hình tượng Tổ quốc trong những năm tháng chiến tranh cách mạng, các nhà thơ muốn tìm một biệu tượng đẹp nhất, tượng trưng sâu sắc nhất cho Tổ quốc đó là hình ảnh bà mẹ. Khi thể hiện Tổ quốc, đất nước trong hình ảnh bà mẹ, các tác giả có xu hướng từ một bà mẹ cụ thể khái quát lên hình tượng bà mẹ Tổ quốc. Và cảm hứng chung về đất nước kết tụ lại trong hình ảnh người mẹ “Sớm chiều gánh nặng. Nhẫn lại nuôi con suốt đời im lặng”. Có lẽ trong thơ chưa bao giờ người mẹ lại được nói nhiều đến. Trong thơ Bằng Việt có

hình ảnh người mẹ tượng trưng cho đất nước như bà mẹ Trường Sơn, có người mẹ của những cuộc đời cụ thể như trong Mẹ: “Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn…/Cũng đất nước phơ phơ đầu tóc mẹ…/Từng giọt máu trong người con đập khẽ,/ Máu bây giờ đâu có của riêng con?...”

Trong cuộc chiến đấu chung của dân tộc bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau lên đường. Những người mẹ, người vợ ở hậu phương gánh vác công việc gia đình, miêt mài công việc lao động sản xuất. Họ đã trở thành điểm tựa tinh thần của những người chiến sĩ. Hình ảnh mẹ là một nửa của tình mẫu tử thiêng liêng, của tình quê hương sâu nặng. Bằng Việt đã phác họa được bức chân dung người phụ nữ Việt Nam vừa giản dị, đời thường vừa kì vĩ, nổi bật với những phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu vất vả nhọc nhằn, thầm lặng hi sinh, rất đỗi kiên cường cao cả. Người đọc cảm nhận được thái độ cảm phục, yêu thương và kính trọng của nhà thơ trước sự dũng cảm, bền bỉ, đức hy sinh thầm lặng của người phụ nữ Việt Nam. Công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người mẹ đã được những đứa con đền đáp bằng những chiến công. Đời đời khắc ghi công lao của những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Các anh bộ đội chịu nhiều đắng cay, gian khổ, mà vẫn hiên ngang, thật đáng khâm phục. Nhưng đâu chỉ có các anh mà còn có

những bà mẹ "phơ phơ đầu bạc" cũng góp phần làm nên chiến công.

Nhân dân anh hùng, thời đại anh hùng, những mầm non của đất nước của thế hệ cũng sống trong một tuổi thơ rực lửa anh hùng. Bằng Việt nâng niu những

Nguyễn Thị Chi 33 Lớp K35C – Ngữ văn

Phù Đổng; Về Nghệ An thăm con; Nhà giữ trẻ; Viết cho con mùa xuân thứ nhất; Những gương mặt những khoảng trời; Học trò Hà Tĩnh…

Hình ảnh một em bé vừa được sinh ra trong một căn hầm phủ đầy bom

đạn, được nhà thơ nâng lên thành biểu tượng sáng ngời, đó là phút sinh ra những thần Phù Đổng: “Em bé ngỡ ngàng hơi thở đầu tiên/ Hầm sặc vì oi khói/ Cô đỡ run tay trong tối/ Làm sao cắt rốn cho em?/ Bom rơi ù tai/ Tiếng nổ rát trời đêm/ Xăng đặc bắt trên nhà lem lém…/…Pháo sáng bay lung liêng/ Soi bàn tay cô đỡ”

và:

“Em bé nằm yên, chưa chút bận tâm Lạ lùng, bằng giọng rất trong

Cất tiếng khóc đầu tiên, chào thế giới!”

(Phút sinh ra những thần Phù Đổng) Ngay từ cách đặt nhan đề của bài, Bằng Việt đã cho chúng ta thấy được niềm tin mãnh liệt vào thế hệ mới sinh ra của đất nước mong muốn các em lớn lên sẽ trở thành những Phù Đổng Thiên Vương giúp dân, giúp nước. Hình ảnh các em nhỏ đã được nhà thơ khắc họa sinh động với thái độ trân trọng, yêu thương và gửi gắm niềm tự hào, tin yêu, hi vọng vào thế hệ măng non của đất nước.

Với góc nhìn trí tuệ văn hóa, Bằng Việt nhận thấy ở các em thơ hình ảnh tươi sáng của tương lai, đất nước, nhân loại. Cái nhìn ấm áp đầy tin yêu của thế hệ cha anh đi trước gửi gắm ở các em thơ qua một tứ thơ độc đáo khi nhà thơ chứng kiến một lớp học của học trò Hà Tĩnh trong giao thông hào bên bãi tha ma:

“Côpecnic và Niutơn đã cùng các em xuống đấy Ơcơlit và Pitago đã cùng các em xuống đấy Bên bãi tha, ma ngọn đèn dầu rực cháy Bên bãi tha ma bắt đầu tương lai… Cả thế giới sẽ lặng người bên hố:

Biết lương tri của mình được thắp lên ở đó”. (Học trò Hà Tĩnh)

Nguyễn Thị Chi 34 Lớp K35C – Ngữ văn

Với ý thức sâu sắc về trách nhiệm với đất nước với nhân dân, góc nhìn mang màu sắc văn hóa, đậm chiều sâu trí tuệ, mỗi trang thơ của Bằng Việt viết về đất nước và con người Việt Nam đều thấm đượm tình nghĩa trung hậu, chân thành.

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ bằng việt qua tập thơ bằng việt (tuyển 1961 2001) (Trang 35 - 40)