Con người trong cuộc sống đời thường

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ bằng việt qua tập thơ bằng việt (tuyển 1961 2001) (Trang 42 - 45)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2.2. Con người trong cuộc sống đời thường

Nguyễn Thị Chi 37 Lớp K35C – Ngữ văn

Hòa bình lập lại với tâm thế vừa bước ra khỏi chiến tranh con người trở về cuộc sống đời thường với cái thường muôn vẻ tốt xấu, trắng đen, bi hài…Chính điều này đã dẫn tới sự chuyển biến của tâm hồn con người Việt Nam sau chiến tranh hiện ra với nhiều màu vẻ sinh động, chân thực. Nhà thơ đã ghi lại những

năm tháng tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc trong nhiều bài thơ lấy cảm

hứng từ cuộc sống đời thường bình dị sau chiến tranh. Người đọc được truyền tin

yêu và hy vọng khi đọc những vần thơ trong: Dọn về làng cũ; Nghe trong trưa Bát Tràng; Trở lại trái tim mình; Đất nước...

Ê – go I – xa – ép có nói: “Thơ là linh hồn của nhân dân…”. Bởi thế, nhà thơ phải gắn bó với nhân dân, xuất phát từ “linh hồn nhân dân”, mới có thể tạo ra

nguồn tiềm lực cho thơ. Trong thơ Bằng Việt, ngay đến cụ già mái tóc bạc cũng tính chuyện dựng nhà làm cửa sau chiến tranh bởi có “an cư” thì mới “lạc nghiệp”. Trong tâm thế mới, con người luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng tốt

đẹp: “Mái tóc bạc rung rung, sáng bừng trên bãi rậm/ Cụ bình thản lạ lùng, che xúc động bên trong: / “Này, chú tính…” – Cụ nhìn tôi, hắng giọng-/ “Liệu tháng này, lão kịp dựng nhà không”.

Ở trong những bài thơ càng viết ở giai đoạn sau này, cảm hứng hiện thực đậm nét hơn, những khám phá, thể hiện về con người cũng theo sát những biến chuyển của hoàn cảnh đổi mới đang diễn ra trên đất nước. Con người hiện diện với muôn mặt buồn vui, lo lắng trong cuộc sống thường ngày, in dáng trong

những: Khoảng cách giữa lời; Sự nhạy cảm không có chỗ; Hoa phượng, lăng vua, phố chợ; Giọng hát hay – 87; Thơ vui đùa bạn; Hoa phượng, lăng vua, phố chợ...

Sau chiến tranh con người trở về với cuộc sống đời thường cũng có nghĩa là trở lại với các quan hệ thế sự trong cuộc sống thường nhật với nhiều bộn bề lo toan bộn bề của cuộc sống, với những khát vọng về hạnh phúc và cả những trăn

trở để lựa chọn về cách sống:“…Vẻ bận rộn của hàng trăm khuôn mặt/ Mua và bán, bán và mua, vội vàng đổi chác,/ Những dòng người hối hả lắm âu lo…/…Những bà mẹ bán hàng, trên sạp chợ lập lòe xanh đỏ,/ Những em bé chân

Nguyễn Thị Chi 38 Lớp K35C – Ngữ văn

không, đi rao bán, đánh giày khản cổ,/ Những cô gái phấn son lặng lẽ cạnh chân cầu…”.

Để mưu sinh, duy trì sự sống thì có rất nhiều con đường và mỗi con người tự chọn cho mình một hướng đi để tồn tại trong xã hội ấy. Có người buôn kẻ bán, có người làm thuê, làm mướn…nhưng tất cả nỗi bận rộn, vất vả đều hằn in trên khuôn mặt bởi lẽ cuộc sống thì muôn màu, muôn vẻ và có rất nhiều ngã rẽ chứ không thẳng tắp một đường. Vì vậy từ một sự việc nhỏ, có người sẽ bỏ qua hoặc không lưu ý, nhưng với Bằng Việt nó đã lưu lại trong tâm khảm mình viết ra những vần thơ làm người đọc xót xa day dứt, chính bởi điều này cũng đã khiến

con người phải băn khoăn lo lắng: “…Đôi mắt cười thăm thẳm quá/ Giọng hát tuổi 20 mà dằng dật xé lòng…/…Tất cả ùa quanh, chúc mừng em/ Em chỉ cắn môi, mệt mỏi, dịu dàng: / Đã chắc gì em được vào biên chế?” (Giọng hát hay –

87).

Bài thơ trên được Bằng Việt sáng tác nhân kỉ niệm cuộc thi “Giọng hát hay đầu tiên” khi Hà Nội chưa thoát khỏi thời bao cấp. Với câu hỏi tu từ, tác giả đã gợi ra cho người đọc nhiều liên tưởng và suy nghĩ ở trong đó. Bài thơ là tiếng nói

đồng cảm, chân tình gửi đến mọi người cùng suy ngẫm.

Bên cạnh đó thì hiện thực cuộc sống mới làm đổi thay nhiều giá trị và con người cũng theo đó bị ảnh hưởng, bị cuốn xoay trong cơn lốc vật chất, nhiều khi

tình cảm bị coi nhẹ và tiền bạc là trên hết như trong: Sự nhạy cảm không có chỗ; Phố trụi…và sau này chúng ta thấy xuất hiện trong một số bài thơ ở tập thơ khác của Bằng Việt như Vợ thời @, Từ điển danh nhân, Cầu vượt...

“Những nhà thơ mau chóng già đi Trước việc kiếm ăn vo tròn đều đặn,

Cây xanh hóa thờ ơ giữa mặt trời mọc lặn. Tiếng chim chuyền trên phố cũng thờ ơ!

Con trẻ quá đông vui, hàng xóm hóa phiền lòng Cả nước lo âu vì khẩu phần hẹp lại!”

Nguyễn Thị Chi 39 Lớp K35C – Ngữ văn

Ở trong thời đại mới, con người dần trở thành những chiếc máy, những con rôbốt chỉ biết hoạt động mà những trạng thái rung động cảm xúc dường như không có. Có lẽ do chỉ suốt ngày lao vào guồng máy của công việc “kiếm ăn” lo cơm, áo, gạo, tiền mà mọi người quên đi mọi thứ xung quanh mình. Chính vì thế mà ngay đến cả những tình cảm bình thường, những rung động nhỏ đủ để hiểu nhau còn không có thì hỏi: liệu con người con còn quan tâm chia sẻ nhau với tinh thần “lá lành đùm lá rách” nữa hay không? khi mà xung quanh chỉ có sự thờ ơ và lạnh nhạt. Cho nên con người sống trong xã hội ấy dễ quên đi quá khứ đẹp trong

những câu chuyện cổ tích ngày nào: “…Con bống con bang sống cùng cô Tấm/ Và bức tranh chớp mắt hóa ra người / Em quên rồi quá khứ ấy xa rồi! / Có gì trong em gắn với buổi mai này/ Dãy phố trụi bê tông, không còn chim đến đậu…” (Phố trụi).

Quá khứ của dân tộc gắn liền với lời ru, câu ca điệu hát với những câu chuyện cổ tích…tất cả đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt. Nhưng giá trị tinh thần ấy dần bị mất đi theo năm tháng bởi những lo toan, cuộc sống bộn bề. Không chỉ con người thay đổi mà cảnh vật thiên nhiên cũng thay đổi khi cuộc sống của con người ngày càng được hiện đại hóa.

Những trớ trêu, nghịch cảnh, sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận xã hội đi vào thơ Bằng Việt rất thực, không tô vẽ, né tránh. Đằng sau đó là nỗi buồn, tiếng thở dài, sự chế giễu và phê phán của tác giả đối với những mặt trái của con người thời hiện đại và đâu đó cũng là lời cảnh tỉnh về thái độ sống của con người phải biết rung động, phải biết thương yêu hay “sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”. Qua những trang thơ, Bằng Việt đã đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh, một bức tranh tương đối toàn diện về con người Việt Nam thời bình với cả phần sáng và những góc khuất. Có thể thấy những giá trị hiện thực ấy bắt rễ sâu trong tâm hồn nhạy cảm, yêu đời, nhiều suy ngẫm trăn trở của một nhà thơ rất có trách nhiệm với cuộc sống con người.

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ bằng việt qua tập thơ bằng việt (tuyển 1961 2001) (Trang 42 - 45)