Khó khăn và thuận lợi

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH BẾN TRE ppt (Trang 44 - 47)

Thuận lợi

Nguồn nước mặn là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định đến nuôi

tôm, thuận lợi về yếu tố này chiếm tỷ lệ rất cao ở cả hai mô hình. Tỷ lệ này cao nhất đối với người nuôi tôm sú TC, phần đông hộ nuôi TC tập trung ở các

địa phương ven biển thuận lợi rất lớn trong việc chủ động nguồn nước. Khi NTTS ngày càng phát triển thì các dịch vụ cung ứng cho NTTS phát triển

theo, các dịch vụ thủy sản này chủ yếu là cung cấp thức ăn, thuốc, hóa chất

Diễn giải Loài nuôi Ít hơn Không đổi Nhiều hơn

Tôm sú 0 20,4 79,6 1. Việc làm cho người lao động (%) Tôm Thẻ 0 23,2 76,8 Tôm sú 72,3 18,4 9,3 2. Phụ nữ làm việc so với trước (%) Tôm thẻ 70,3 17.7 12

đến tận các hộ nuôi trong quá trình sản xuất, kể cả khi thu hoạch. Nhờ đó mà

người nuôi tiết kiệm được chi phí đi lại và công đi lại

Bảng 4.13: Những thuận lợi khi NTTS

Diễn giải Tôm sú (%) Tôm thẻ (%)

Thủy lợi 40.4 38.6

Dịch vụ cung ứng thủy sản phát triển 30.2 32.8

Được hổ trợ tiền thức ăn 23.1 24.9

Chủ động được nguồn giống 6.3 3.7

Khó khăn

Chi phí trong nuôi tôm là yếu tố quyết định lợi nhuận của người nuôi, và đó là một khó khăn lớn đối với các hộ nuôi. Giá cả trên thị trường ngày càng tăng nhanh đẩy chi phí nuôi tôm tăng lên rất mạnh, góp phần làm giảm lợi nhuận

của người nuôi. Mô hình nuôi TC thì mức đầu tư chi phí cao, do đó việc chi phí tăng cao do giá cả vật tư leo thang thì gây khó khăn rất nhiều cho người nuôi chiếm trên 29% đối với cả hai mô hình.

Trong thực tế nguyên nhân làm giảm lợi nhuận là chi phí càng tăng cao, khi

chi phí tăng cao, thì giá bán tôm thương phẩm lại càng giảm. Thị trường đầu ra của con tôm còn biến động nhiều. Mô hình tôm sú TC khảo sát có số hộ gặp khó khăn về giá cả chiếm tỷ lệ cao nhất 21,3%, tuy nhiên mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng TC có số hộ gặp khó khăn về giá cả nhỏ hơn mô hình tôm sú vì gián tôm thẻ có phần ổn định hơn tôm sú.

Chất lượng giống là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng

suất, tỷ lệ sống của tôm. Mô hình tôm thẻ chân trắng TC nuôi mật độ đòi hỏi chất lượng giống tốt, số hộ khảo sát có khó khăn về chất lượng giống chiếm tỷ

lệ cao 23,4%, chất lượng kém tôm dễ bệnh và khả năng thua lỗ cao hơn. Tỷ lệ

hộ nuôi tôm sú TC khó khăn trong vấn đề con giống là 16,6%.

Vấn đề về thủy lợi và ô nhiễm nguồn nước cũng đem lại nhiều khó khăn cho

người nuôi, số hộ khảo sát ở mô hình tôm sú TC là 13,5% và 12% ở mô hình tôm thẻ chân trắng TC gặp phải. Vấn đề khó khăn ô nhiễm và thủy lợi chẳng những ảnh hưởng cho mùa vụ mà còn gây nhiều khó khăn cho người khác khi không có ý thức trong việc giữ gìn môi trường trong nuôi tôm góp phần phát triển một cách bền vững. Một số địa phương có mô hình nuôi qua thời gian dễ

Bên cạnh đó tình hình dịch bệnh là vấn đề nan giải cho người nuôi. Một khi

dịch bệnh xảy ra thì làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, vì vậy cần phải

chú trọng phòng ngừa dịch bệnh ngay từ đầu, từ lúc cải tạo ao, cấp nước, con

giống và thức ăn.

Bảng 4.14: Những khó khăn khi NTTS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diễn giải Tôm sú (%) Tôm thẻ (%)

Chi phí tăng 29 30

Giá tôm thấp 21,3 18,5

Chất lượng giống 16,6 24,4

Ô nhiễm nguồn nước 16,5 14

Dịch bệnh 13 11

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH BẾN TRE ppt (Trang 44 - 47)