Khía cạnh kỹ thuật nuôi của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ thâm canh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH BẾN TRE ppt (Trang 29 - 31)

canh.

4.2.1 Kết cấu ao

Tổng diện tích đất sử dụng trong NTTS của mô hình nuôi tôm sú thâm canh là 1,58±3,92 ha/hộ và tôm thẻ chân trắng thâm canh là 1,5±2,58 ha/hộ, trong đó

diện tích trung bình của hộ nuôi sú TC cao hơn diện tích trung bình của hộ

nuôi tôm thẻ TC không đáng kể. Diện tích mặt nước của hộ nuôi ở mô hình tôm sú TC là 0,9±2,11 ha/hộ (chiếm 56,9% tổng diện tích) và tôm thẻ TC là 0,92±1,73 ha/hộ (chiếm 61,3% tổng diện tích). Trong đó, diện tích mặt nước

trung bình ao nuôi ở mô hình tôm sú TC và tôm thẻ TC thì không khác nhau. Vì đa số các ao nuôi tôm thẻ được chuyển đổi từ các ao nuôi tôm sú sẵn có.

Diện tích mặt nước trung bình ao nuôi ở mô hình nuôi tôm sú TC là 0,33±0,1 ha và tôm thẻ TC là 0,36±0,14 ha. Diện tích mặt nước nuôi nhỏ sẽ dễ dàng trong việc quản lý chăm sóc tôm nuôi. Trong các mô hình nuôi thâm canh trên

điều có sử dụng ao lắng, để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi và có diện

tích bình quân là 0,21±0,35 ha, chiếm 28,53±6,43% diện tích mặt nước nuôi đối với mô hình tôm sú thâm canh, và đối với tôm thẻ TC là 0,27±0,51 ha chiếm 30,99±11,4% tổng diện tích mặt nước ao nuôi. Diện tích ao lắng phải đủ lớn để dự trữđủ lượng nước cung cấp cho ao nuôi khi cần thiết. Mực nước được duy trì trong ao nuôi tôm sú TC là 1,26±0,07 m, còn trong ao nuôi tôm thẻ TC là 1,46±0,08 m, do mật độ nuôi của tôm thẻ chân trắng cao nên cần

mực nước ao nuôi sâu hơn. Ta thấy diện tích ao lắng của mô hình nuôi tôm thẻ

TC lớn hơn mô hình tôm sú TC, do nuôi tôm thẻ cần sử dụng lượng nước

Bảng 4.1:Thông tin về kết cấu ao

Diễn giải Tôm sú Tôm thẻ

Tổng diện tích nuôi (ha/hộ) 1,58±3,92 1,5±2,58 Diện tích mặt nước nuôi (ha/hộ) 0,9±2,11 0,92±1,73 Diện tích mặt nước của ao nuôi (ha/ao) 0,33±0,1 0,36±0,14 Diện tích ao lắng (ha/hộ) 0,21±0,35 0,27±0,51 Mực nước trong ao nuôi (m) 1,26±0,07 1,46±0,08 Tỷ lệ diện tích ao lắng/ao nuôi (%) 28,53±6,43 30,99±11,9 Qua Hình 4.4 cho thấy đối với mô hình nuôi tôm thẻ TC thì tỉ lệ hộ nuôi có

diện tích nhỏ hơn 1 ha là 60,6% chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là số hộ nuôi có

diện tích 1-2 ha là 24,2% và sau đó là những hộ nuôi có diện tích 3-4 ha chiếm

9,1%, còn những hộ nuôi từ 2-3 ha, và lớn hơn 5 ha cùng chiếm tỉ lệ là 3%, và không có hộ nào nuôi có diện tích từ 4-5 ha.

Đối với mô hình nuôi tôm sú TC cũng vậy, tỉ lệ những hộ nuôi nhỏ hơn 1 ha chiếm tỉ lệ cao nhất với 72,7%, còn đối với những hộ có diện tích từ 1-2 ha là 24,2%, và 9,1% đối với những hộ nuôi có diện tích từ 2-3 ha, tỉ lệ hộ nuôi từ

3-4 ha và lớn hơn 5 ha chiếm rất ít với 3%, và diện tích 4-5 ha thì không có hộ

nào nuôi cả.

Hình 4.4 : Tỷ lệ tổng diện tích của hộ nuôitôm thẻ và tôm sú thâm canh. Qua hai mô hình nuôi trên ta thấy cùng có một điểm chung đó là tỉ lệ diện tích

nuôi nhỏ hơn 1 ha là lớn nhất và sau đó là từ 1- 2 ha, do chủ yếu các hộ ở đây

nuôi dạng đơn lẻ, hộ cá thể. Còn nuôi với diện tích lớn hơn 5 ha thì rất ít, chủ

yếu là một số công ty và những hộ có vốn mạnh nên đầu tư nuôi lớn. 24.2 3 9.1 72.7 9.1 3 3.1 60.6 3 12.1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 <1 1-2 2-3 3-4 4-5 >5 Ha % Tôm thẻ Tôm sú

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH BẾN TRE ppt (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)