Quản lý ao nuôi

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH BẾN TRE ppt (Trang 32 - 34)

Mô hình nuôi tôm sú TC và tôm thẻ TC được thả với mật độ cao do đó lượng thức ăn, thuốc và hóa chất sử dụng nhiều, cho nên sau mỗi vụ nuôi lượng chất

thải, thức ăn dư thừa lắng đọng ở đáy ao rất nhiều. Đặc biệt đối với những hộ

nuôi mức độ thâm canh càng cao thì lượng tích tụ càng tăng. Do đó khi bắt

đầu nuôi vụ tiếp theo thì việc sên vét lớp bùn đáy là cần thiết để tránh rủi ro do tồn đọng mầm bệnh gây bệnh từ vụ trước. Tỷ lệ sên vét là đa số với 100% hộ

sên vét đối với hai mô hình.

Hình thức chủ yếu là sên cạn dùng máy, hộ nuôi thuê máy hút bùn hoặc xe ủi bề mặt lớp đáy đã khô. Đối với bùn ướt dùng máy hút bùn hoặc sên tay thì phần lớn lượng bùn được đưa vào khu chứa riêng, một số trường hợp người

6.1 3 3 21.1 12.2 3 21.1 24.2 45.5 39.4 21.2 0 10 20 30 40 50 1 2 3 4 5 6 Tháng % Tôm sú Tôm thẻ

nuôi chưa ý thức xả thẳng ra sông, rạch gây ô nhiễm. Dùng xe ủi lớp đáy khô

chủ yếu đưa lên phần mép bờ ao một phần nhằm củng cố bờ, để tránh rủi ro, hộ nuôi cho rải vôi lên mép bớ sau khi ủi. Mô hình TC tôm thẻ có 100% người nuôi sên vét lớp đáy có khu chứa riêng mà không trực tiếp đổ ra sông, rạch. Mô hình tôm sú TC có 38% hộ nuôi có khu chứa riêng cho lớp đáy sên vét, còn lại 62% xả thẳng trực tiếp ra sông, rạch.

Bảng 4.2 : Xử lý lớp đáy ao nuôi.

Diễn giải Tôm sú Tôm thẻ

Tỷ lệ sên vét (%) 100 100

Nơi chứa lớp bùn đáy (%) Khu chứa riêng 38 100

Sông, rạch 62 0

Sau khi sên vét lớp đáy ao, người nuôi sử dụng vôi bón lót xuống đáy ao, đối với hộ ủi đáy ao lên mép bờ thì rải ao cả trên mép bờ. Tỷ lệ sử dụng vôi bón cho cả hai mô hình là 100%. Sau khoảng 2-3 ngày bắt đầu cấp nước vô ngâm ao trong 1-2 ngày rồi xả nước bỏ, sau đó cấp nước cho ao.

Nuôi theo mô hình TC với mật độ cao đòi hỏi đáp ứng đầy đủ lượng oxy cho tôm hô hấp, do đó việc dùng các thiết bị tạo oxy là cần thiết bên cạnh tạo dòng

chảy và gom tụ chất thải trong ao nuôi. Cả hai mô hình đều sử dụng máy quạt nước ở tất cả các hộ nuôi là100%.

Xử lý nước trước khi thả

Trong hai mô hình nuôi trên đều sử dụng 100% ao lắng. Trước khi nước được

cấp vào ao nuôi thì chúng được xử lý qua ao lắng trước. Đây là bước cần thiết tránh hiện tượng cá tạp trong ao. Nếu không xử lý hoặc xử lý không kỷ thì tỷ

lệ sống của tôm trong ao sẽ giảm, do cá tạp ăn động vật ăn tôm lúc nhỏ hoặc lúc tôm lột xác. Sau khi cho nước qua lưới lọc vào ao nuôi, người nuôi còn sử

dụng hóa chất là để xử lý, diệt khuẩn nhằm loại bỏ mầm bệnh trong ao nuôi.

Xử lý nước trong khi nuôi

Hầu hết các mô hình nuôi tôm sú TC và tôm thẻ TC được áp dụng mô hình nuôi hạn chế thay nước hoặc không thay nước và chỉ bổ sung nước khi mực nước trong ao thấp hoặc thay nước nếu nước ao quá dơ. Chính vì vậy sự tích

lũy các chất dư thừa trong ao ngày càng tăng về cuối vụ nuôi. Để hạn chế sự ảnh hưởng của chất tích tụ này đến tăng trưởng của tôm nuôi, các chế phẩm sinh học được sử dụng trong mô hình nuôi tôm TC. Riêng vụ 2, hai mô hình nuôi TC này thì không có thay nước vì đây là mùa mưa nên mực nước trong

ao duy trì. Trong khi nuôi khi mực nước hạ thấp do bị thất thoát rò rỉ hoặc bốc hơi thi cần châmnước vào. Đối với mô hình nuôi tôm thẻ TC thì có 14 trên 33

hộ cấp nước thêm, còn tôm sú TC thì số hộ cấp nước thêm cao hơn 17 trên 33

hộ.

Đối với những mô hình nuôi tôm sú TC có áp dụng bổ sung nước trong quá

trình nuôi thì sự cấp nước cho ao nuôi tùy thuộc vào sự thất thoát nước trong

ao nhanh hay chậm. Số hộ thay nước hoặc cấp thêm nước vào ao ở hai mô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hình là như nhau. Thường thì tỷ lệ nước cấp thêm là khoang 10-15% trong cả

hai mô hình nuôi. Như vậy, qua khảo sát cho thấy hai mô hình TC tôm sú và TC tôm thẻ đã hạn chế nhiều trong việc cấp hoặc thay nước trong ao nuôi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH BẾN TRE ppt (Trang 32 - 34)