Thông số về kỹ thuật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH BẾN TRE ppt (Trang 34 - 35)

Vụ 1 của mô hình tôm thẻ TC ở mỗi hộ thả 0,9±1,71 triệu con, cao gấp 2-3 lần so với mô hình nuôi tôm sú TC chỉ có 0,25 ±0,51 triệu con. Do sự chênh lệch

về diện tích và mật độ giữa các hộ nuôi tôm thẻ nên có sự giao động lớn lượng

giống ở các hộ. Vụ 2 của mô hình tôm sú TC có số giống thả rất cao 0,2±0,07 triệu con. Vụ 2 mô hình nuôi tôm thẻ TC thả ít hơn với lượng giống thả

0,4±0,27 triệu con, giảm hơn một nửa so với vụ 1, do số hộ thả vụ 2 ít hơn

nhiều vụ 1.

Bảng 4.3:Thông số kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng

Diễn giải Tôm sú Tôm thẻ

Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Số hộ 33 6 33 9 Tổng lượng giống(tr.con/hộ) 0,25±0,51 0,2±0,07 0.9±1.71 0.4±0.27 Mật độ thả (con/m2) 31,9±5,8a 38,3±5,3a 89,07±14,3b 88.0±13,2b Kích cỡ giống thả (PL) 12-15 13 - 15 10-12 9-13 Sản lượng (tấn/vụ/hộ) 4,472±12,3 1,52±1,2 6,10±12,3 2,28±1,79

Năng suất (tấn/ha/vụ) 4,48±1,15a 3,44±2,14 6,09±1,53b 5,39±2,14

FCR 1,58±0,19a 1,47±0,8 1,23±0,10b 1,19±0.21

Tỷ lệ sống (%) 57,9±17a 50,8±23,6 71,4±19,2b 66,6±28

Thời gian thả nuôi (tháng) 4,04±0,64 3,9±1.67 2.7±0.45 2.4±0.9

Kích cỡ thu hoạch (con/kg) 40,75±7,3 44,2±4,3 107.9±24.3 164.7±211.6

Mật độ thả ở hai mô hình có sự khác biệt rất lớn, cao nhất là mô hình tôm thẻ

TC với mật độ thả cả hai vụ bình quân 88 con/m2, còn với mô hình tôm sú TC mật độ dao động từ 31-38 con. Ta thấy sự khác biệt giữa hai đối tượng nuôi về

mật độ rất rõ rệt, mật độ tôm thẻ cao gấp 2-3 lần tôm sú. Trong vụ 2 mật độ

của mô hình nuôi tôm sú có phần cao hơn, do vụ 2 thời tiết có phần khó khăn hơn nên người nuôi thả cao hơn mang tính chất trừ hao, còn tôm thẻ vẫn duy

trì mật độ. Thông thường kích cở giống tôm sú lớn hơn kích cở giống tôm thẻ. Tôm sú thường thả giống với kích cở từ PL12-15, còn tôm thẻ từ PL9-13.

Cả hai mô hình nuôi đều thu hoạch một lần vì đây là nuôi thâm canh khác với

nuôi bán thâm canh hoặc quảng canh.

Kích cỡ tôm thu hoạch ở mô hình tôm sú TC là 39,5±10,1 con/Kg ở vụ 1 và 36,4±4,1 con/Kg ở vụ 2. Đối với mô hình tôm thẻ TC là 107,9±24,3 con/Kg,

vụ 2 phần lớn nuôi không đạt người nuôi phải bán tôm còn nhỏ do chậm lớn hoặc tôm có dấu hiệu bệnh với kích cỡ 164,7±211,6 con.

Cả hai mô hình nuôi trên năng suất bình quân vụ 1 cao hơn vụ 2. Ở mô hình tôm sú TC là 4,48±1,15 tấn/ha, ở vụ 2 là 3,44±2,14tấn/ha, ở mô hình tôm thẻ

TC là 6,09±1,53tấn/ha vụ 1 và 5,39±2,14tấn/ha vụ 2. Mô hình TC tôm thẻ

nuôi mật độ cao hơn cùng với sự quản lý chặt chẽ ít hao hụt cho năng suất cao

hơn mô hình tôm sú TC. Năng suất của vụ 2 ở cả hai mô hình đều thấp hơn vụ

1 do điều kiện thời tiết không được thuận lợi bằng vụ 1.

Tỷ lệ sống ở mô hình tôm sú TC là 57,9±17% và 71,4±19,2% ở mô hình tôm thẻ TC khi nuôi vụ chính. Tuy nhiên tỷ lệ sống ở vụ 2 của mô hình tôm sú TC 50,8±23,6% vẩn thấp hơn đối với mô hình tôm thẻ TC 66,6±28%. Thời gian

nuôi vụ 1 của mô hình tôm thẻ TC ngắn hơn so với mô hình tôm sú TC với

thời gian nuôi 2,7±0,45 tháng và tôm sú là 4,1±0,7 tháng. Riêng ở vụ hai cả

hai mô hình đều có thời gian nuôi ngắn hơn vụ 1. Tôm sú TC 3,8±1,62 tháng và tôm thẻ TC 2,4±0,9 tháng. FCR vụ nuôi chính là 1,58±0,19ở mô hình tôm sú TC và 1,23±0,10ở mô hình tôm thẻ TC. Ta thấy FCR ở vụ 1 của hai mô

hình có sự khác nhau rõ rệt, do tôm thẻ chân trắng thời gian nuôi ngắn hơn, và

tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm sú. FCR nuôi vụ 2 ở mô hình tôm sú TC là 1,47±0,8 và mô hình tôm thẻ TC là 1,19±0,21. Thấp hơn so với vụ 1, vì thời

gian nuôi ngắn thu hoạch sớm. Khi FCR cao sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi

nhuận.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH BẾN TRE ppt (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)