Các loại van điện-thủy lực

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển thủy khí (Trang 68 - 71)

6.6.1. Van thủy lực điều khiển bằng điện từ

Cấu tạo cơ bản gồm thân van, lõi trượt và 2 nam châm điện. Van thủy lực điều khiển bằng điện từ thường có 2 loại: Loại điều khiển trực tiếp và loại điều khiển gián tiếp. Lõi trượt có thể hoạt động ở 2 hoặc 3 vị trí tùy vào từng loại van.

Trên hình 6.9 mơ tả cấu tạo và ký hiệu của van đảo chiều 4/3 điều khiển trực tiếp bằng điện từ. Trên hình 6.10 mô tả cấu tạo và ký hiệu của van đảo chiều 4/3 điều khiển gián tiếp bằng điện từ

1,2 – Cuộn dây nam châm điện

3,6 – Vít điều chỉnh 4,5 – Lị xo

1- Van sơ cấp 2- Van thứ cấp 3- Lõi trượt van thứ cấp

4.1, 4.2 – Lò xo 5,8 – Khe cấp dầu cho van sơ cấp 6,7 – Khoang dầu van thứ cấp

A,B,P,Y,T,X – Cửa van

Hình 6.10. Van điện – thủy lực 4/3 điều khiển gián tiếp

6.6.2. Van tỷ lệ

Cấu tạo của van tỷ lệ có gồm ba bộ phận chính (hình 6.11) là : thân van, con trượt, nam châm điện.

Để thay đổi tiết diện chảy của van, tức là thay đổi hành trình của con trượt bằng cách thay đổi dòng điện điều khiển nam châm. Có thể điều khiển con trượt ở vị trí bất kỳ trong phạm vi điều chỉnh nên van tỷ lệ có thể gọi là loại van điều khiển vơ cấp.

1 – Cuộn hút điều khiển 2 – Lò xo hồi vị

3 – Lõi van

A,B – Cửa làm việc P- Cửa cấp nguồn T- Cửa xả

Hình 6.11. Cấu tạo và ký hiệu van tỷ lệ

6.6.3. Van servo

- Cấu tạo: Cấu tạo cơ bản của van servo có thể minh họa như hình vẽ 6.12. Hai nam châm vĩnh cửu đặt đối xứng tạo thành khung hình chữ nhật, phần ứng trên đó có hai cuộn dây, cánh chặn dầu ngàm và phần ứng tạo nên một kết cấu cứng vững. Định vị phần ứng và cánh chặn dầu là một ống đàn hồi, ống này có tác dụng phục hồi cụm phần ứng và cánh chặn về vị trí trung gian khi dịng điệnvào hai cuộn dây cân bằng. Nối với cánh chặn dầu là càng đàn hồi, càng này nối trực tiếp với con trượt.

Hình 6.12. Van servo

- Nguyên lý: Cấp điện vào 2 cuộn dây, khi dòng điện điều khiển ở hai cuộn dây bằng nhau hoặc bằng 0 thì phần ứng, cánh, càng và con trượt ở vị trí trung gian (áp suất ở hai buồng con trượt cân bằng nhau). Khi dòng điện vào hai cuộn dây lệch nhau thì

phần ứng bị hút lệch, do sự đối xứng của các cực nam châm mà phần ứng sẽ quay. Khi phần ứng quay, ống đàn hồi sẽ biến dạng đàn hồi, khe hở từ cánh chặn đến miệng phun dầu cũng sẽ thay đổi (phía này hở ra và phía kia hẹp lại). Điều đó dẫn đến áp suất ở hai phía của con trượt lệch nhau và con trượt được di chuyển cho đến khi áp suất 2 phía con trượt cân bằng thì dừng lại

- Ký hiệu:

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển thủy khí (Trang 68 - 71)