Khái niệm chung

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển thủy khí (Trang 29 - 30)

Phần điều khiển trong mạch khí nén thường được chia làm 2 bộ phận đó là: các phần tử chuyển tín hiệu ; các phần tử xử lý và điều khiển.

Nhìn chung đây là các van khí nén, chúng nhận tín hiệu điều khiển từ bên ngồi (có thể bằng cơ khí, bằng tín hiệu khí nén hoặc bằng tín hiệu điện) để xả ra, làm ngưng lại, hoặc đổi hướng của dòng lưu chất đi qua nó. Đặc biệt các van điều khiển sẽ điều khiển hướng của dịng khí nén, chúng được sử dụng trong các mạch khí nén để thực hiện những chức năng điều khiển như:

- Điều khiển hướng dẫn động của cơ cấu dẫn động. - Chọn lựa đường dẫn dòng mạch rẽ.

- Thực hiện các chức năng điều khiển logic. - Chặn hoặc mở dòng chảy.

- Cảm nhận các vị trí của máy và của cơ cấu dẫn động.  Một số thông số cần quan tâm của van:

- Chốt van ( nhân tố điều khiển bên trong): cơ cấu này có thể là 1 đĩa chặn, một viên bi chặn, lõi trượt, một nút xoay hoặc là kết hợp giữa lõi và các thanh chặn.

- Số trạng thái của van (số vị trí của chốt van).

- Số lượng cửa vào, ra : những cửa này nối đường ống dẫn khí nén đến các rãnh dẫn dịng khí nén bên trong của cơ cấu van và thường xác định rõ lưu lượng dịng khí đi qua nó.

- Dạng tín hiệu tác động điều khiển. - Hệ số cản của van.

 Quy ước ký hiệu : Theo ISO1219 quy định

-Các trạng thái nịng van được biểu diễn bằng các ơ vuông liền nhau.

- Tên các trạng thái van được đặt bằng các chữ cái thường a,b,c,.. hoặc bằng các con số 0,1,2,3,....

- Cửa nối với nguồn cung cấp ký hiệu là P.

- Cửa xả khí : ký hiệu bằng các chữ cái hoa tính từ R,S,T,.. - Cửa nối tín hiệu điều khiển : ký hiệu là X, Y.

- Chiều mũi tên chỉ hướng chuyển động của dịng khí. Ví dụ về một van 3 cửa 2 trạng thái như hình vẽ 3.1:

Hình 3.1. Quy ước ký hiệu van

Van có 2 trạng thái : a,b ; 1 cửa làm việc A; 1 cửa cấp nguồn P; 1 cửa xả R; 2 cửa cấp tín hiệu điều khiển X, Y.

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển thủy khí (Trang 29 - 30)