Van đảo chiều

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển thủy khí (Trang 30 - 34)

3.2.1. Khái niệm:

Van đảo chiều có nhiệm vụ điều khiển dịng năng lượng bằng cách đóng mở hay chuyển đổi vị trí để thay đổi hướng của dịng năng lượng.

3.2.2. Các dạng tín hiệu tác động:

Trong lĩnh vực điều khiển bằng khí nén thường sử dụng các dạng tín hiệu tác động chủ yếu như : tác động bằng tay; tác động bằng cơ; tác động bằng khí nén; tác động bằng nam châm điện. Cụ thể:

- Tín hiệu tác động bằng tay:

- Tín hiệu tác động bằng khí nén:

- Tín hiệu tác động bằng nam châm điện:

3.2.3. Một số van đảo chiều thông dụng

a) Van đảo chiều 3/2 điều khiển bằng nút ấn, hồi vị bằng lị xo.

- Cấu tạo:

Hình 3.2. Van đảo chiều 3/2 điều khiển nút ấn - Hoạt động :

Bình thường do tác động của lị xo van có trạng thái 0 : cửa nguồn P bị chặn, Cửa làm việc A thông với cửa xả R.

Khi tác động nhấn nút ấn, lực tác động thắng lực đẩy lò xo làm chốt van chuyển vị trí dịch xuống, van chuyển sang trạng thái 1 tức là cửa làm việc A nối thơng với cửa nguồn P, cịn cửa xả R bị chặn bởi chốt van.

Khi thơi tác dụng lên nút bấm lị xo đẩy chốt van về vị trí ban đầu và van trở lại trạng thái 0.

- Ký hiệu :

- Chức năng :

b) Van đảo chiều 3/2 điều khiển bằng tay gạt.

- Cấu tạo:

Hình 3.3. Van đảo chiều 3/2 điều khiển bằng tay gạt - Hoạt động:

Bình thường tay gạt nằm ở vị trí 1, khi đó van có trạng thái 0: cửa nguồn P bị chốt van chặn, cửa làm việc A nối thông với cửa xả R. Khi tác động đẩy tay gạt sang vị trí 2, qua cơ cấu địn bẩy đẩy chốt van xuống vị trí bên dưới và van lúc này ở trạng thái 1 có chốt van chặn cửa xả R cịn cửa nối nguồn P thơng với cửa làm việc A.

Nếu khơng có tác động gì nữa thì van có trạng thái 1 cịn nếu tác động đẩy tay gạt về vị trí 1 thì van trở lại trạng thái 0 như ban đầu.

- Ký hiệu:

- Chức năng :

Được sử dụng làm phần tử chuyển tín hiệu trong mạch điều khiển khí nén, làm phần tử tự duy trì cấp nguồn cho phần mạch phía sau.

c) Van đảo chiều 3/2 điều khiển bằng khí nén.

- Cấu tạo:

Hình 3.4. Van đảo chiều 3/2 điều khiển bằng khí nén

- Hoạt động: Van có 2 trạng thái 0 và 1, khi tín hiệu X tác động thì van sẽ có trạng thái 1 lúc đó cửa P nối thơng với cửa làm việc A còn cửa xả R bị chốt van chặn và

van nằm ở trạng thái này kể cả khi khơng cịn tín hiệu tác động vào cửa X, và chỉ đến khi tín hiệu Y tác động van sẽ đổi sang trạng thái 0, cửa P sẽ bị chốt van chặn cửa A nối thông với cửa xả R.

- Ký hiệu :

- Chức năng:

Làm phần tử xử lý và điều khiển trong mạch điều khiển khí nén. Có khả năng tự duy trì trạng thái khi có tín hiệu tác động.

d) Van đảo chiều 5/2 điều khiển bằng khí nén

- Cấu tạo:

Hình 3.5. Cấu tạo van đảo chiều 5/2 điều khiển bằng khí nén

- Hoạt động: Giả sử tín hiệu cuối cùng tác động trong lần sử dụng trước là tín hiệu cấp vào cửa Y, khi đó van có trạng thái 0, ở trạng thái này cửa làm việc B được nối thông với cửa nối nguồn P, cửa làm việc A nối thông với cửa xả S, cịn cửa xả R bị chốt van chặn kín.

Nếu có tín hiệu từ cửa X tác động thì chốt van bị đẩy sang trái, van chuyển sang trạng thái 1, khi đó cửa nguồn P nối thơng với cửa A, cửa B nối thông với cửa xả R cịn cửa xả S thì bị chặn.

Nếu khơng có tín hiệu tác động thì van giữ ngun ở trạng thái 1. - Ký hiệu:

- Chức năng: Làm phần tử xử lý và điều khiển trong mạch điều khiển khí nén. Có khả năng tự duy trì trạng thái khi có tín hiệu tác động.

e) Van đảo chiều 5/3 điều khiển bằng khí nén

- Cấu tạo:

Hình 3.6. Van đảo chiều 5/3 điều khiển bằng khí nén - Hoạt động:

Bình thường khi khơng có tín hiệu tác động vào 2 cửa X, Y van có trạng thái 0 có cửa nối nguồn P bị chốt van chặn, cửa làm viêc A nối thơng với cửa xả S cịn cửa làm việc B nối thông với cửa xả R .

Khi có tín hiệu khí nén tác động vào cửa X chốt van bị đẩy sang phía phải nó chặn cửa xả S đồng thời nối thông cửa nguồn P với cửa làm việc A, còn cửa làm việc B vẫn nối thông với cửa xả R – van làm việc ở trạng thái 1.

Khi có tín hiệu khí nén tác động vào cửa Y chốt van bị đẩy sang phía trái nó chặn cửa xả R đồng thời nối thơng cửa nguồn P với cửa làm việc B, cịn cửa làm việc A được nối thông với cửa xả S – van làm việc ở trạng thái 2.

Khi khơng cịn tín hiệu tác động lên 1 trong 2 cửa X hoặc Y thì van trở lại trạng thái 0 như ban đầu.

- Ký hiệu:

- Chức năng: Thường được sử dụng làm phần tử xử lý và điều khiển trong mạch điều khiển.

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển thủy khí (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)