Giai đoạn xây dựng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MOODLE VÀ ỨNG DỤNG MOODLE ĐỂ XÂY DỰNG LỚP HỌC VẬT LÍ PHỔ THÔNG (Trang 75 - 83)

Phần 3 Khóa học hỗ trợ học bài ở nhà trên “Lớp học vật lý”

3.3.2.2.Giai đoạn xây dựng

Khóa học nằm trong danh mục lớp 11 trên “LHVL”, Toàn bộ nội dung khóa học xem tại địa chỉ: http://elearning1.thuvienvatly.com/course/view.php?id=10 hoặc http://thuvienvatly.info/moodle18/course/view.php?id=8 Cần lựa chọn và tìm kiếm các mô-đun có thể hỗ trợ tốt nhất cho các thành phần của khóa học. - Bài giảng chính

Bài giảng là hệ thống các tài liệu giảng lại các kiến thức trên lớp nhằm giúp HS nắm vững các mục tiêu, nếu các HS đã học phần kiến thức này rồi thì đi thẳng vào kiểm tra kiến thức đã có xem mình đạt tới đâu. Nếu kiểm tra không đạt thì quay lại tìm hiểu kĩ hơn theo hướng dẫn sau khi có kết quả bài kiểm tra.

Vì vậy, chọn công cụ “Soạn thảo một trang web” của Moodle để soạn nội dung hướng dẫn. Sử dụng các phần mềm trên máy tính để soạn các đoạn mô phỏng.

Kết quả cuối cùng trong khóa học trên “LHVL”:

Hình 2-46: Nhóm Bài giảng của khóa học

- Các khó khăn trong bài học

Phần này sẽ giúp HS giải quyết các khó khăn trong bài học, HS nào cảm thấy mình không gặp khó khăn này thì bỏ qua, nếu có vấn đề gì cần trao đổi thì vào phần hỏi đáp ở ngay dưới.

Phần trình bày các khó khăn cần cho phép HS hỏi lại GV ngay sau khi trình bày vì sẽ có những HS chưa hiểu, cần hỏi thêm. Do đó, dùng một “Diễn đàn” để xây dựng các nội dung này. Trong mỗi nội dung, GV trình bày các hướng dẫn vượt qua khó khăn, các mô hình, hình ảnh. Sau đó, HS có thể hỏi bất cứ vấn đề gì liên quan. Để tránh lang mang thiếu định hướng, diễn đàn được thiết lập theo kiểu chỉ một chủđề của GV, HS chỉđược hỏi xung quanh chủđềđó chứ không được phép tạo thêm chủđề mới.

Hình 2-47: Nhóm Những khó khăn trong bài của khóa học

- Các mục tiêu cần đạt được

Qua phần này, HS sẽ biết mình đạt tới trình độ nào của bài rồi, nếu các bài kiểm tra đều có kết quả tốt thì HS đã đạt được mục tiêu, nếu đạt kết quả chưa tốt thì tùy mức độ, GV đưa ra các lời khuyên học tập và kiểm tra lại để đạt kết quả tốt nhất.

Sử dụng công cụ tạo một “Đề thi” để tạo các bài kiểm tra. Các câu hỏi được lấy trong ngân hàng và trong các danh mục tương ứng.

Đầu tiên, xây dựng một ngân hàng các câu hỏi kiểm tra đã soạn sẵn ở phần chuẩn bị. Vào phần “Các câu hỏi” để bắt đầu xây dựng ngân hàng câu hỏi. Ngân hàng sau khi xây dựng xong chứa các câu hỏi như hình:

Hình 2-48: Trang 1 của ngân hàng câu hỏi

Muốn xây dựng một bài kiểm tra chỉ cần sử dụng chức năng soạn một đề thi, lấy các câu hỏi trong ngân hàng theo danh mục đã sắp xếp sẵn. Cấu hình các thuộc tính chính:

+ Thay đổi vị trí các lựa chọn, đối với một số câu không được thay đổi thì thiết lập không.

+ Không hiển thịđáp án, chỉ hiển thịđiểm và các hướng dẫn học tập sau khi hoàn thành bài kiểm tra để HS có thể biết được trình độ của mình và theo hướng dẫn để học tập và kiểm tra lại (nhận xét thông qua tỉ lệ làm đúng). + Không cho phép làm bài dạng loại trừ (một câu được chọn nhiều lần cho

đến khi đúng), điểm mỗi câu là 1.

Đây là danh sách các bài kiểm tra kiến thức đã có dựa vào mục tiêu trong khóa học:

Hình 2-49: Nhóm kiểm tra kiến thức đã có trong khóa học

- Hệ thống hóa bài học

Nhưở giai đoạn chuẩn bị, phần hệ thống hóa bài học là một sơ đồ, ta sử dụng chức năng “Tạo một nhãn” để tạo một tiêu đề và một hình ảnh nhỏ của bức ảnh sơ đồ. Khi HS click chuột vào thì hiện ra sơ đồ hệ thống bài học phóng to.

- Hệ thống bài tập ứng dụng

Hệ thống bài tập ứng dụng bao gồm các dạng bài tập được giải mẫu và các bài tập tương tự để HS giải. Ngoài việc trình bày cho HS cách giải các bài mẫu, hướng dẫn giải các bài tương tự, phần này còn cho phép HS tham gia thảo luận cách

giải và đưa lên các cách giải của mình dưới dạng tập tin hoặc dạng văn bản trực tiếp hay cả hình thức kết hợp. Đồng thời, các bài giải đó phải có nhận xét - đánh giá của các HS khác và của GV.

Ngoài ra, cần có chức năng cho HS gửi bài tập mà HS sưu tập được cho mọi người cùng giải.

Với các yêu cầu đó, lựa chọn diễn đàn thảo luận cho một dạng bài tập là hợp lý nhất. Trong mỗi diễn đàn, chỉ cho HS gửi và viết bài xung quanh chủđề do GV tạo, không cho HS thêm một chủđề thảo luận mới.

HS có thể thêm bài tập của mình trong diễn đàn “Thêm bài tập mới”. Trong diễn đàn này, HS có thể thêm một bài tập thông qua chức năng thêm một chu đề.

Hình 2-50: Nhóm hệ thống hóa bài học và hệ thống bài tập ứng dụng trong khóa học

- Vật lý và cuộc sống

Phần này chủ yếu mang tích chất thông báo cho HS các kiến thức. Sử dụng chức năng soạn thảo một trang web để xây dựng phần này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2-51: Nhóm Vật lý và đời sống trong khóa học

- Thảo luận

Như tên gọi của nó, phần này cho phép HS thảo luận các chủđề do GV và các HS đặt ra, trong phần này, HS cũng có thểđặt câu hỏi tới GV và các HS khác để cùng thảo luận.

Hình 2-52: Nhóm thảo luận trong khóa học

Hình 2-53: Các chủđềđã được tạo trong diễn đàn thảo luận

- Kiểm tra toàn bài

Phần này lựa chọn chức năng tạo một đề thi, các câu hỏi lấy trong ngân hàng đề thi đã tạo sẵn từ các câu hỏi đã xây dựng ở giai đoạn chuẩn bị. Thiết lập các thuộc tính cho các đề kiểm tra phần này như sau (khác với phần kiểm tra theo mục tiêu):

+ Thay đổi vị trí các câu hỏi

+ Thay đổi vị trí các lựa chọn, đối với một số câu không được thay đổi thì thiết lập không.

+ Hiển thịđáp án, điểm, ghi chú lý do sai và hướng dẫn để lựa chọn tiếp đáp án khác, có các hướng dẫn học tập sau khi hoàn thành bài kiểm tra để HS có thể biết được trình độ của mình (nhận xét thông qua tỉ lệ làm đúng). + Cho phép làm bài dạng loại trừ (một câu được chọn nhiều lần cho đến khi

Hình 2-54: Nhóm kiểm tra toàn bài trong khóa học

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MOODLE VÀ ỨNG DỤNG MOODLE ĐỂ XÂY DỰNG LỚP HỌC VẬT LÍ PHỔ THÔNG (Trang 75 - 83)