N ếu tất cả đều được kiểm tra trạng thái là “đồng ý” (OK) thì tốt ếu không thì phải cấu hình lại trên máy chủ của nhà cung cấp, một vài yêu cầu có thể b ỏ qua
2.3.2.1. Tìm hiểu cấu trúc giao diện của Moodle
Mỗi giao diện của Moodle phải có các thành phần sau trong chung một thư mục:
config.php favicon.ico footer.html header.html styles.php styles_color.css styles_fonts.css styles_layout.css styles_moz.css Thư mục pix
Chứa các hình ảnh và icon được sử dụng trong giao diện Moodle.
Tập tin config.php
Tập tin này quy định cách làm việc đối với các CSS (Cascade style sheet) và cách hoạt động giữa chúng với nhau.
Tập tin favicon.ico
Đây là một icon nhỏ sẽ xuất hiện bên cạnh địa chỉ trang trong trình duyệt web.
Tập tin header.html và footer.html
Hai tập tin này quy định logo của hệ thống, các liên kết nhanh (breadcrumb navigation), menu chuyển mục (jumpto menu), …nói chung là những gì muốn xuất hiện trên đầu (header) và cuối (footer) của các trang web.
Tập tin này được gọi trong header.html, làm nhiệm vụ là cầu nối với các CSS. Nếu chỉnh sửa theme thì không cần phải sửa tập tin này.
Các tập tin Cascade style sheet
styles_color.css styles_fonts.css styles_layout.css styles_moz.css
Cascade style sheet (CSS): là các tập tin quy định tất cả các định dạng font, màu sắc, định dạng hyperlink, định dạng bảng (màu, khung,…),... Các định dạng này thông qua tập tin config.php, tập tin style.php và header.php mà hoạt động với nhau.
Tập tin styles_moz.css quy định các thiết lập đặt biệt cho trình duyệt Mozilla - Firefox.
Việc chỉnh sửa giao diện đa số là chỉnh sửa mã nguồn trong các tập tin này. Ngoài ra còn có các thành phần phụ khác nhưng không ảnh hưởng quan trọng tới tác dụng của giao diện.
Phần trên chỉ là các thành phần cần có trong một giao diện Moodle. Nguyên tắc hoạt động của giao diện trong Moodle rất phức tạp trong giới hạn luận văn, tôi không bàn đến.
Tôi xây dựng giao diện cho “LHVL” dựa trên nguyên tắc thiết kế giao diện Moodle và giao diện mẫu clouds