Những khó khăn gặp phải và trợ giúp cần thiết của giáo viên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MOODLE VÀ ỨNG DỤNG MOODLE ĐỂ XÂY DỰNG LỚP HỌC VẬT LÍ PHỔ THÔNG (Trang 70 - 73)

Phần 3 Khóa học hỗ trợ học bài ở nhà trên “Lớp học vật lý”

3.2. Những khó khăn gặp phải và trợ giúp cần thiết của giáo viên

- Học bài, xem lại kiến thức trên lớp

Trong hành động xem lại bài trên lớp, nếu có những vấn đề chưa hiểu thì HS có thể tìm được tài liệu giải đáp cho vần đềđó, giải thích một hiện tượng, giải thích ý nghĩa vật lý của một công thức, một đại lượng...mà HS găp khó khăn. Có trường hợp HS không biết mình chưa hiểu vần đề gì, nội dung gì để tìm phương hướng giải quyết.

GV với vai trò là người dạy học, là người định hướng, thấy rõ được vai trò của việc học bài ở nhà, GV cần biết được các khó khăn có thể có trong việc tiếp thu kiến thức của bài đó và từđó, có phương pháp hỗ trợ mà trước hết là cần giúp cho HS nhận ra cái chưa hiểu. GV có thể soạn lại tài liệu học tập sao cho ngắn gọn, súc tích, giải thích rõ ý nghĩa vật lý, ghi chú các vấn đề dễ bị nhầm lẫn, GV có thể cung cấp tài liệu đọc thêm, giao các bài tập về nhà và các chỉ dần cần thiết, gợi ý các hiện tượng vật lý liên quan đến nội dung hoặc cho thêm các trường hợp ví dụ….

Đương nhiên là GV không thể làm hết mọi chuyện trên lớp được, do đó, cần tăng cường kênh giao tiếp giữa GV và HS bằng các phương tiện từ thô sơđến hiện đại (gặp thầy trên trường, gọi điện thoại, chat trên mạng, thông qua trang web của thầy,…)

Đặc biệt, đối với vật lý, GV có thể cung cấp các hình ảnh minh họa về một hiện tượng, các mô phỏng của một quá trình, các lý giải cho một ý nghĩa vật lý mà GV dựđoán trước là HS sẽ gặp khó khăn.

- Vận dụng lý thuyết và rèn luyện kĩ năng

Trong hành động này, HS thường khó xác định các kĩ năng cần luyện tập, các phương pháp để rèn luyện kĩ năng, hướng vận dụng lý thuyết vào giải toán, vào giải thích hiện tượng. Khó khăn chính là định hướng và xác định vấn đề.

Vì vậy, GV cần định hướng và xác định cho HS rõ được vấn đề cần luyện tập, vận dụng.

GV cần đưa ra hệ thống các dạng bài tập, có bài giải mẫu và phương pháp chung để giải, có bài tương tự và gợi ý giải, có đáp sốđể HS tự kiểm tra kết quả. - Mở rộng, kiến thức từ những gì đã được học trên lớp

Nhưđã nhận xét, khó khăn lớn nhất của việc học tại nhà là thiếu kênh giao tiếp với GV và các HS khác, không những làm cho việc xem lại kiến thức và ôn tập gặp khó khăn mà ngay cảđối với những HS khá muốn tìm hiểu thêm cũng gặp khó khăn trong vấn đề này. Do khả năng đặt vấn đề và giả quyết vấn đề còn kém nên hầu như HS không nhận ra được vần đề để mở rộng kiến thức. Đa số HS chỉ mở rộng kiến thức khi được GV đặt ra vần đề hoặc khá hơn là đọc một vài tài liệu khác có liên quan đến nội dung bài học.

Do đó, người GV cần thể hiện vai trò trợ giúp của mình trong hành động này bằng cách đặt ra các vần đềđại loại như: Nếu không như thế này thì hiện tượng sẽ như thế nào? Kết quả này có thể giải thích cho hiện tượng gì trong tự nhiên? Nhìn xung quanh xem có vật dụng nào áp dụng nguyên lý này? Có phải mọi trường hợp nó đều luôn luôn đúng?...Và nếu được, cần có tài liệu trợ giúp cho HS [7].

- Hệ thống hóa lại kiến thức

Trong quá trình hệ thống hóa, ôn tập, HS khó định hướng nội dung và phương pháp ôn tập, dễ bị hoang mang, không nhận ra vấn đề cần ôn tập, không thể hệ thống hóa bài học sao cho dễ nhớ.

Do đó GV cần định hướng ôn tập cho HS: Ôn tập như thế nào và bằng cách nào. GV cần có phần tóm tắt nội dung bài học trên lớp, cần có câu hỏi và bài tập ôn tập cho HS để HS có định hướng và có cơ sởđể ôn tập sao cho dễ nhớ.

GV cần xây dựng các câu hỏi, các bảng tóm tắt sao cho có thể giúp HS nhớ lại được các kiến thức liên quan trong bài học, giúp HS gắn các kiến thức vào thực tiễn để từđó tiến tới việc ứng dụng vào thực tiễn.

- Giải quyết một vấn đề; làm một thí nghiệm nhỏđể nghiên cứu, tham gia thảo luận nhóm một đề tài…

Khó khăn lớn nhất là không có người hướng dẫn, có ít thời gian để các HS ngồi chung thảo luận với nhau mặc dù hành động này rất hữu ích. Điều GV cần làm

là khuyến khích HS thảo luận nhóm ở nhà, nếu được, GV có thể tham gia luân phiên một vài nhóm. GV cũng có thể tạo một diễn đàn trao đổi trên mạng như có nhiều GV đã làm và đã thành công. Điều này góp phần làm tăng hiệu quả của việc học ở nhà đồng thời, tăng hứng thú cho HS, có gì thắc mắc, muốn thảo luận là hỏi GV trên diễn đàn. [7]

- Tự kiểm tra, đánh giá quá trình học bài ở nhà:

Hành động tự kiểm tra, đánh giá là hành động khó nhất trong hoạt động học bài ở nhà. Có kiểm tra đúng và sát kiến thức thì mới đánh giá đúng được khả năng và cấp bậc nhận thức của mình. Trong hành động này, HS sẽ rèn luyện được năng lực tựđánh giá, phán xét kiến thức, phán xét ý nghĩa của kiến thức.

Để giúp HS làm điều này, GV cần có bài kiểm tra toàn diện cho quá trình học bài ờ nhà, cần có sẵn thang điểm và các mức độ nhận thức tương ứng cho bài ôn tập để HS có thể tự nhận định kết quả học bài của mình.

Các câu hỏi cần sát mục tiêu, sát yêu cầu để tiện cho việc HS tựđánh giá. Tránh tình trạng HS đi theo vòng lặp: Khó khăn  chán  không học  hổng kiến thức  khó khăn …

Tóm lại, mấu chốt của khó khăn trong việc học tại nhà là thiếu kênh giao tiếp. Các khó khăn sẽđược giải quyết phần nào nếu như tạo ra một kênh giao tiếp có hiệu quảđáp ứng nhu cầu và giải quyết các khó khăn trong vần đề học tại nhà. Sử dụng “LHVL” để xây dựng một kênh giao tiếp và phần nào giải quyết các khó khăn này.

Dựa trên tìm hiểu các khó khăn và các trợ giúp cần thiết của GV, tôi tạo khóa học hỗ trợ học bài ở nhà bài 38 “Hiện tượng cảm ứng điện từ - Suất điện động cảm ứng” chương trình vật lý 11 (nâng cao) trên “LHVL”. Trong khóa này, các HS có thể tương tác và giao tiếp với nhau thông qua các yếu tố như bài giảng của GV, câu hỏi kiểm tra, diễn đàn thảo luận, các mô phỏng, từđiển thuật ngữ... Thông qua đó, mỗi HS sẽ tạo cho mình một không gian và một thói quen giao tiếp, hỏi đáp các vấn đề liên quan, hỗ trợ đắc lực cho việc học bài ở nhà. Như vậy, việc ứng dụng e- learning trong khóa học này dừng lại ở mức độ 1 của mô hình kết hợp đã nêu ở trên.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MOODLE VÀ ỨNG DỤNG MOODLE ĐỂ XÂY DỰNG LỚP HỌC VẬT LÍ PHỔ THÔNG (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)