Các yếu tố chính của việc học bài ở nhà

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MOODLE VÀ ỨNG DỤNG MOODLE ĐỂ XÂY DỰNG LỚP HỌC VẬT LÍ PHỔ THÔNG (Trang 67 - 70)

Phần 3 Khóa học hỗ trợ học bài ở nhà trên “Lớp học vật lý”

3.1.Các yếu tố chính của việc học bài ở nhà

Không có người thầy nào chắc chắn rằng HS của mình hiểu được 100% bài học trên lớp và cũng không có HS nào chắc chắn vềđiều đó, nhất là đối với môn vật lý với các hiện tượng, các công thức mang đầy ý nghĩa vật lý. Do đó, việc học bài và làm bài ở nhà là rất quan trọng. Đây chính là giai đoạn tiếp theo của quá trình học tập sau việc tiếp nhận kiến thức bài mới trên lớp do thầy giáo truyền thụ. Hoạt động này là sự tổng hợp các hành động nhỏ sau:

- Học bài, xem lại kiến thức trên lớp

Trong hành động này, HS xem lại vở ghi trên lớp và xác định các kiến thức chưa hiểu trên lớp, xác định vần đề chưa rõ để hỏi bạn bè, thầy cô hoặc tìm tài liệu để tham khảo và tìm hiểu. Do đó, việc ghi chép và tham gia xây dựng bài trên lớp là rất quan trọng.

Đặc biệt, đối với môn vật lý, có một số vấn đề dễ giải luận bằng toán học nhưng đa số là đều có mang ý nghĩa vật lý. Một số hiện tượng GV có thể giảng giải trên lớp, cho HS xem mô hình, tranh ảnh, thí nghiệm hoặc chỉ rõ các hiện tượng và các ứng dụng trong thực tế nhưng vì nhiều lý do, GV khó có thể giảng giải hết và làm cho mọi HS trong lớp hiểu rõ vần đề.

Vì vậy, việc xem lại bài và tìm cách hiểu các vấn đề chưa hiểu là cần thiết hơn hết.

Để việc xem lại bài có hiệu quả, ngoài việc HS ghi chép đầy đủ trên lớp học, tốt nhất HS nên yêu cầu GV cho các bài tập và câu hỏi về nhà để từđó, có công cụ

để kiểm tra xem mức độ hiểu bài tới đâu và những phần nào chưa hiểu, cần đọc sách lại

- Vận dụng lý thuyết và rèn luyện kĩ năng

Đây là khâu quan trọng nhất của quá trình học bài ở nhà. Kĩ năng vật lý là những hành động tự thực hành mà HS có thể làm được trên cơ sở những kiến thức vật lý đã thu nhận được và những hành động này lại giúp HS thu nhận những kiến thức vật lý mới và những kiến thức vật lý khác nói chung.

Trong các phương pháp rèn luyện kỹ năng, phương pháp chủ yếu là là luyện tập vận dụng kiến thức vật lý đã học. Có một số hình thức luyện tập như sau:

+ Luyện tập để quan sát và giải thích các hiện tượng, quá trình vật lý.

+ Luyện tập giải các bài tập vật lý và sử dụng các kĩ năng toán học. Trong hình thức này, GV phải biết lựa chọn và phân dạng bài tập, với mỗi dạng bài tập, GV phải có bài giải mẫu rồi hướng dẫn cho HS luyện tập và giải các bài tương tự [3].

- Mở rộng, kiến thức từ những gì đã được học trên lớp

Nhưđã nói, kiến thức GV truyền đạt trên lớp chỉ là phần cơ bản nhất, giáo khoa nhất. Muốn hiểu rõ và khắc sâu vấn đề, HS cần xây dựng cho mình thói quen tìm tòi, mở rộng kiến thức. Đối với môn vật lý, có rất nhiều khả năng để HS mở rộng kiến thức.

Cụ thể hơn là việc tìm tòi và giải thích các ứng dụng trong thực tế của mảng kiến thức đã được học, các hiện tượng vật lý trong cuộc sống hằng ngày.

Hoặc tìm hiểu, giải thích các vần đềđược đưa ra trong SGK chỉở dạng thông báo. Ví dụ như trong bài dòng điện Fu-cô giải thích vì sao khi thay khối kim loại trong máy biến thế bằng các tấm kim loại mỏng cách điện thì lại làm giảm hao phí nhiệt do dòng Fu-cô. Hoặc trong bài suất điện động cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động, tại sao thay vành khuyên thành vành bán khuyên trong máy phát điện xoay chiều thì lại thành máy phát điện một chiều, có phải lúc nào thay như thế thì cũng được máy phát điện một chiều và dòng điện một chiều do máy này phát ra có phải là dòng điện không đổi không…

Hoặc đọc những phần nội dung đọc thêm mà thầy không giảng dạy trên lớp, những tài liệu này có thể trong SGK hoặc có thể tìm ở các tài liệu khác.

- Hệ thống hóa lại kiến thức

HS cần ôn lại kiến thức để nắm vững kiến thức của bài và chuẩn bị cơ sở cho việc tiếp thu các kiến thức tiếp theo. Do đó, hệ thống hóa lại liến thức để ôn tập là một hành động không thể thiếu trong quá trình học tập nói chung và trong hoạt động học tại nhà nói riêng. Đồng thời, việc ôn tập sẽ giúp HS nhẹ nhàng hơn trong các kì kiểm tra, tránh tình trạng học nhồi nhét kém hiệu quả.

Cách nhanh nhất để ôn lại kiến thức là sử dụng một sơđồ nội dung hoặc một bảng tóm tắt nội dung bài học và trả lời một vài câu hỏi liên quan. HS có thể tự lập một sơđồ hoặc học theo môt sơđồ có sẵn sao cho đảm bảo khái quát được nội dung bài học. Ứng với nội dung đó, HS phải chắc chắn rằng mình đạt được các mục tiêu bài học liên quan.

- Giải quyết một vấn đề; làm một thí nghiệm nhỏđể nghiên cứu, tham gia thao luận nhóm một đề tài…

Trong việc học ở nhà có thể HS phải giải quyết một vấn đề do GV đặt ra cho về nhà, giải quyết một vần đề phát sinh trong quá trình học bài ở nhà,…

- Tự kiểm tra, đánh giá quá trình học bài ở nhà

Sau khi đã tiến hành xem lại các kiến thức liên quan đến bài học và ôn tập nội dung thì HS cần phải có hệ thống câu hỏi tổng thểđể kiểm tra kiến thức toàn bài và hiệu quả của việc học tại nhà. Trong việc này, HS cần có hệ thống câu hỏi đánh giá được thầy giao về hoặc sưu tập bộ câu hỏi trong các sách bài tập. Nếu việc học tại nhà tốt, các kiến thức đã nắm vững thì sẽ không gặp khó khăn để giải quyết các câu hỏi này.

Việc tự kiểm tra, đánh giá sẽ góp phần giúp HS nhận định được xem phần nội dung kiến thức nào mình đã nắm vững, phần nào chưa nắm vững, cần xem lại và đồng thời, hình thành năng lực tự kiểm tra, đánh giá, phán xét kiến thức.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MOODLE VÀ ỨNG DỤNG MOODLE ĐỂ XÂY DỰNG LỚP HỌC VẬT LÍ PHỔ THÔNG (Trang 67 - 70)