Phương pháp Quan sát

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực xuân hòa phúc yên (Trang 37 - 40)

11. Cấu trúc đề tài

2.5.2.Phương pháp Quan sát

Sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp,có mục đích các đối tượng trong tự nhiên và xã hội.

2.5.2.1. Các mục tiêu chủ yếu

- Khuyến khích học sinh sử dụng ít nhất một giác quan ( mắt hoặc mũi,tay...) tri giác trực tiếp,có mục đích vào đối tượng trong quá trình học tập. - Quan sát để nhận biết hình dạng,đặc điểm bên ngoài của sự vật,hiện tượng mà không có sự can thiệp vào diễn biến phát triển bên trong của các đối tượng.

2.5.2.2.Các bước tiến hành

- Xác định mục đích quan sát(Để làm gì? Tại sao phải quan sát?). - Lựa chọn đối tượng quan sát(Sự vật, hiện tượng gì?Ở đâu?...)

38

- Tổ chức cho học sinh quan sát(Chia mấy nhóm?Đứng, ngồi như thế nào?Trong lớp hay ngoài lớp?).

- Hướng dẫn cách quan sát(từ tổng thể đến bộ phận;từ chung đến riêng;từ ngoài vào trong);cách huy động các giác quan tham gia(khi nào thì dùng mắt hoặc mũi ,tay , lưỡi) nhằm đạt được mục tiêu cần quan sát.

2.5.2.3.Yêu cầu sư phạm

- Không phải mọi kiến thức hay kĩ năng đều được rút ra từ quan sát,nên giáo viên cần xác dịnh rõ mục tiêu kiến thức,kĩ năng nào cho học sinh cần đạt

trong bài học,thông báo cho học sinh trước khi quan sát.

- Lường trước những nguy hiểm,bất trắc có thể xảy ra khi học sinh

quan sát.

- Giáo viên cần có khả năng kiểm soát học sinh cao. 2.5.3.Phương pháp Đóng vai

Một tình huống có thực được đưa ra,học sinh đóng các vai thích hợp trong tình huống đó.Mọi người phân tích và thảo luận vai diễn.

2.5.3.1.Các mục tiêu chủ yếu - Thực hành kĩ năng mới.

- Nâng cao khả năng tự nhận thức. - Tôn trọng những quan điểm khác.

- Tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề khác. - Nâng cao kĩ năng nói.

2.5.3.2:Các bước tiến hành

- Giáo viên trình bày cảnh đóng vai.

- Hỏi xem học sinh nào xung phong đóng vai không ( khuyến khích để học sinh tự nhận vai phù hợp).

- Các học sinh diễn vai của mình theo bối cảnh được hướng dẫn. - Phân tích vai diễn.

39

2.5.3.3.Yêu cầu sư phạm

- Tình huống và các vai diễn phải xác định rõ ràng, có thời gian hạn định.

- Phải nhạy cảm với quan điểm khác.

- Khi cần,phê phán tích cực và phân tích vai diễn (Bạn có thể có giải pháp nào hiệu quả hơn không? Bạn rút ra được bài học gì?).

2.5.4.Phương pháp Hợp tác theo nhóm nhỏ

Cả lớp được chia thành nhiều nhóm nhỏ, học tập theo kiểu hợp tác.Từng nhóm nhỏ tập hợp lại với nhau để bản bạc, trao đổi thân mật về một chủ đề cụ thể các ý kiến, kinh nghiệm, ý tưởng được đưa ra và thảo luận.

2.5.4.1.Các mục tiêu chủ yếu

- Khám phá, tìm ra những điều mới - Mở rộng suy nghĩ và hiểu biết - Phát triển kĩ năng nói, giao tiếp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khai thác các phát hiện mới giữa giáo viên – học sinh, học sinh- học sinh.

2.5.4.2.Các bước tiến hành

- Chia nhóm theo mục tiêu cần thảo luận, cử nhóm trưởng.

- Giao thời gian, nhiệm vụ làm việc theo từng nhóm, chi tiết rõ ràng , cặn kẽ đến từng cá nhân trong nhóm trước khi bắt đầu làm việc.

- Đến từng nhóm cùng tham gia làm việc với học sinh trong những khoảng thời gian hợp lí.

- Từng nhóm trưởng lần lượt trình bày các ý kiến chung của nhóm. Các nhóm khác nghe, bổ sung.

- Câu hỏi đóng vai trò chủ yếu trong quá trình thảo luận. Có ba kĩ năng cần lưu ý trong quá trình đặt câu hỏi. Đó là:

40

+ Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận nhóm: Đặt các câu hỏi rõ ràng,chính xác , hợp lí dựa trên thông tin mình muốn biết về một vấn đề cụ thể; mang tính thách thức nhằm kích thích tư duy.

+ Xử lí các câu trả lời do đại diện của các nhóm trình bày: Khích lệ các câu trả lời đúng; khuyến khích nỗ lực của học sinh; của nhóm bất kể ý kiến đưa ra đúng hay sai, giảm đến mức thấp nhất sự chê trách đối với những câu trả lời sai hoặc chưa hoàn chỉnh.

+ Phản hồi lại các câu hỏi: Hướng câu hỏi lại cho học sinh vừa trả lời hoặc cho học sinh khác nếu có khả năng là người sẽ trả lời đúng; không đề cập đến những câu hỏi mà câu trả lời sẽ được nêu ở bài học sau hoặc nằm ngoài chương trình học tập.

2.5.4.3.Yêu cầu sư phạm

- Cần cử nhóm trưởng luân phiên.

- Thay đổi số người trong nhóm có thể là 2, 3, 4, 5, 6 học sinh trong một nhóm, tùy theo nội dung thảo luận của mỗi nhóm để kịp thời uốn nắn đúng mục tiêu.

- Nhấn mạnh, làm rõ những điểm đã nêu. - Tóm tắt kết quả thảo luận vào cuối bài giảng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực xuân hòa phúc yên (Trang 37 - 40)