Nhà trường với vấn đề giáo dục kĩ năng sống

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực xuân hòa phúc yên (Trang 28 - 31)

11. Cấu trúc đề tài

1.2.6. Nhà trường với vấn đề giáo dục kĩ năng sống

“Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng”.

(Điều lệ trường tiểu học, Điều 2, Chương 1) Nhà trường phải thực hiện chức năng kép vừa dạy chữ vừa dạy làm người cho các em, nghĩa là vừa trang bị cho các em có kiến thức để hòa nhập, để tiếp tục học lên đồng thời vừa hình thành nhân cách, đạo đức cho các em để các em có thể sống và phát triển được trong xã hội luôn biến động như hiện nay.

Giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường tiểu học không được biên soạn thành một môn học độc lập hay một lĩnh vực học tập cụ thể mà được tiếp cận thông qua việc thể hiện những nét đổi mới trong chương trình tiểu học hiện nay và qua việc tích hợp trong một số môn học có tiềm năng như : môn Đạo đức, môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1,2,3), môn Khoa học (ở các lớp 4,5) và trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Môn Đạo đức, trên cơ sở hướng tới mục tiêu cao nhất là hình thành cho học sinh tiểu học những kĩ năng và hành vi đúng đắn liên quan đến các chuẩn mực đạo đức thì hầu hết các bài học đạo đức ở tiểu học cũng đã chứa đựng những nội dung về giáo dục kĩ năng sống. Thêm vào đó để hình thành các

29

hành vi và chuẩn mực đạo đức cho học sinh thì các phương pháp học tập chủ động như: động não, sắm vai, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, rèn luyện,...cũng thường xuyên được sử dụng khi dạy môn học này, đều góp phần làm cho việc giáo dục kĩ năng sống trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Môn Tự nhiên và Xã hội (lớp 1,2,3), mô Khoa học (lớp 4,5) cũng là những môn học có chú trọng nhiều đến giáo dục kĩ năng sống. Trong đó, kĩ năng sống chủ yếu được giáo dục qua chủ để “Con người và sức khỏe” (lớp 1,2,3,4,5) và chủ đề “Xã hội” (lớp 1,2,3).

Những kĩ năng sống cụ thể được tích hợp qua các môn học : Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học , đó là:

1.2.6.1. Kĩ năng giao tiếp

Hiểu được các quy tắc giao tiếp chung như: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị, biết cách ứng xử phù hợp, bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ…với một số đối tượng gần gũi, quen thuộc với các em như: thầy cô giáo, bạn bè, người thân trong gia đình, hoặc đối với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, người già, người có hoàn cảnh khó khăn, người nước ngoài, người bị nhiễm HIV/AIDS…

1.2.6.2. Kĩ năng tự nhận thức

Tự nhìn nhận, đánh giá bản thân để xác định được mặt mạnh, mặt yếu của mình; nhận biết được sự thay đổi về tâm lí và sinh lí của bản thân khi bước vào tuổi vị thành niên để có thái độ, hành vi đúng đắn như: không hoảng hốt, lo sợ khi có sự thay đổi về sinh lí, có ý thức giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì, có lối sống lành mạnh về thể chất và tinh thần: hiểu rõ vị trí của mình trong các mối quan hệ ở nhà, ở trường, ngoài xã hội thông qua các hoạt động giao tiếp hằng ngày với thầy cô giáo, bạn bè, người thân và những người xung quanh.

30

1.2.6.3. Kĩ năng tự bảo vệ

Biết cách tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân liên quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh. Tự bảo vệ để tránh bị xâm hại tình dục và đảm bảo sinh hoạt an toàn ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.

1.2.6.4. Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối

Kiên quyết giữ vững lập trường và nói lời từ chối trước những lời mời mọc sử dụng chất gây nghiện; rủ rê tham gia vào các hoạt động tiêu cực của người xấu hoặc sự lôi kéo chơi bời, bỏ học của bạn bè chưa ngoan, kiên quyết không tham gia vào việc làm, hành vi mang tính tiêu cực.

1.2.6.5. Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng

Học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí phù hợp để có tâm trạng thoải mái, lành mạnh để tránh gặp những tình huống căng thẳng không cần thiết. Đồng thời xác định rõ những mối quan hệ giữa bản thân với các đối tượng xung quanh để có thể chia sẻ, tâm sự, tìm kiếm sự giúp đỡ của người đáng tin cậy và tìm ra các giải pháp tối ưu khi gặp các tình huống căng thẳng trong cuộc sống.

1.2.6.6. Kĩ năng ra quyết định

Có khả năng quyết định đúng nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; để bảo vệ môi trường; để phòng tránh bị xâm hại.

31

CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC LỚP 4,5

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực xuân hòa phúc yên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)