Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục kĩ năng sống

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực xuân hòa phúc yên (Trang 27 - 28)

11. Cấu trúc đề tài

1.2.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục kĩ năng sống

Để đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục kĩ năng sống nói riêng cần phải xem xét đến các yếu tố sau:

1.2.5.1. Tương tác giữa người dạy và người học

Nhìn chung, trung tâm của mọi việc trong giáo dục là tương tác giữa người dạy và người học. Điều đó có nghĩa là chất lượng được tạo ra trong quá trình tương tác này. [9]

1.2.5.2. Nội dung chương trình và tài liệu dạy học

Nội dung giáo dục cần phù hợp với kinh nghiệm, nhu cầu của cả học sinh nam và nữ, cũng như nhu cầu của xã hội. Các chương trình kĩ năng sống về bất cứ chủ đề nào được coi là hiệu quả thì cần phải đưa ra mô hình thực hành về kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề / ra quyết định (học để biết), các kĩ năng để kiểm soát bản thân, đương đầu với những cú sốc và tình cảm (học để tự khẳng định) và các kĩ năng giao tiếp liên nhân cách (học để chung sống với mọi người) cũng như các kĩ năng thực hành (học để làm) để thực hiện những hành vi mong muốn.

Chương trình và tài liệu dạy/ học là những thành tố cốt lõi của giáo dục, là một phần bổ trợ cho người giáo viên giỏi và người học muốn tìm tòi. Do đó, điều quan trọng đối với người biên soạn chương trình là phải tính đến cả người dạy và người học khi xây dựng tài liệu sử dụng cách tiếp cận kĩ năng sống, gắn kết trực tiếp các ví dụ, hình ảnh minh họa với các kinh nghiệm và hứng thú của cả học sinh nam và nữ. Ngoài các tài liệu thông thường như: tranh ảnh, tạp chí, sách,…vẫn cần những phương tiện dạy học như đĩa (CD – Rom) và các đa phương tiện biểu đạt khác (các chương trình vô tuyến và truyền thanh học sinh).

28

1.2.5.3. Qúa trình và môi trường học tập

Môi trường học tập cần phải lành mạnh, an toàn và có khả năng bảo vệ. Tiếp cận kĩ năng sống là cách tiếp cận dựa trên cá nhân và khả năng hành động của người đó. Để cách tiếp cận đó có hiệu quả cần phải coi trọng môi trường giáo dục không chỉ trong nhà trường mà còn ở gia đình và cộng đồng. Cần phải kết hợp đào tạo kĩ năng sống với các điều kiện bổ sung như chính sách phát triển một môi trường tâm lí xã hội thuận lợi và gắn với các dịch vụ của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực xuân hòa phúc yên (Trang 27 - 28)