11. Cấu trúc đề tài
3.3.2. Thực trạng đảm bảo nội dung giáo dục kĩ năng sốngcho học sinh
tiểu học thông qua môn Khoa học lớp 4, 5 ở khu vực Xuân Hòa – Phúc Yên
Để tìm hiểu thực trạng này, tôi đã sử dụng câu hỏi sau:
Việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học trong môn Khoa học thường được thầy (cô) thực hiện thông quá các chủ đề nào?
a. Chủ đề Con người và sức khỏe b. Chủ đề Vật chất và năng lượng c. Chủ đề Động vật và thực vật
d. Chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên e. Tất cả các chủ đề trên
Kết quả thu được như sau:
Bảng 7: Thực trạng đảm bảo nội dung giáo dục kĩ năng sống theo chủ đề cho học sinh khối 4, 5 thông qua môn Khoa học ở trường tiểu học khu vực
Xuân Hòa – Phúc Yên
Đối tượng điều tra Tổng số phiếu Kết quả a b c d e Giáo viên 22 20/22 (90,91%) 12/22 (54,55%) 10/22 (45,45%) 10/22 (45,45%) 0/22 (0%)
53
Số liệu trên cho thấy, các nội dung tích hợp kĩ năng sống trong môn Khoa học đã được giáo dục cho học sinh tương đối đầy đủ. Tuy nhiên mức độ thực hiện giáo dục các nội dung theo từng chủ đề lại có sự chênh lệch đáng kể. Giáo viên thực hiện tốt và đầy đủ hơn cả là nội dung tích hợp kĩ năng sống ở chủ đề Con người và sức khỏe với tỉ lệ 90,91% bởi vì nội dung tích hợp trong chủ đề này khá đơn giản, dễ gặp trong cuộc sống và gần gũi với học sinh. Hai chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Động vật và thực vật cũng được giáo viên thực hiện tương đối tối với tỉ lệ 45,45%. Trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nội dung nào cũng quan trọng và cần được thực hiện tốt nhưng lại chưa có giáo viên nào thực hiện được tất cả các chủ đề trên. Bởi vì không có phương tiện dạy học, đồ dùng thí nghiệm đầy đủ, khiến bài học trở nên khô cứng, thiếu sinh động, học sinh khó tiếp thu. Vì vậy, để thực hiện tốt được nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên phải có đầy đủ phương tiện, đồ dùng thí nghiệm để học sinh trực tiếp quan sát và thực hành.
3.3.3. Thực trạng của việc sử dụng các phương pháp dạy học trong môn Khoa học để lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực Xuân Hòa – Phúc Yên
Để hiểu rõ hơn về thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Khoa học, tôi đã tiến hành điều tra kết hợp dự giờ, quan sát giờ dạy của các giáo viên trong trường. Chúng tôi cũng đã trò chuyện, trao đổi trực tiếp với các giáo viên dạy khối 4, 5. Tôi đã sử dụng câu hỏi:
Để tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào môn Khoa học lớp 4, 5 thầy (cô) thường sử dụng phương pháp dạy học nào sau đây:
a/ Phương pháp động não b/ Phương pháp quan sát
54
c/ Phương pháp đóng vai
d/ Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ e/ Phương pháp trò chơi học tập
Kết quả thu được như sau:
Bảng 8: Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học để lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 4, 5 thông qua môn Khoa học ở một số
trưởng tiểu học khu vực Xuân Hòa – Phúc Yên
Đối tượng điều tra Tổng số phiếu Kết quả a b c d e Giáo viên 22 20/22 (90,91%) 22/22 (100%) 17/22 (72,27%) 22/22 (100%) 15/22 (68,18%)
Bảng số liệu cho thấy, nhìn chung các giáo viên đã sử dụng được hầu hết các phương pháp nêu trên, nhưng lại có sự khác nhau trong quá trình sử dụng những phương pháp ấy. Cụ thể phương pháp được giáo viên sử dụng nhiều và thường xuyên nhất là phương pháp quan sát và phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ. Phương pháp được giáo viên sử dụng tương đối nhiều đó là phương pháp động não. Hai phương pháp đóng vai và phương pháp trò chơi học tập ít được các giáo viên chọn lựa và sử dụng trong các bài dạy do phương pháp này yêu cầu có nhiều thời gian và không gian rộng, ngoài ra phương pháp này có thể gây ồn ào và giáo viên khó kiểm soát được thời gian. Trên thực tế hai phương pháp này lại tỏ ra có hiệu quả cao đối với việc giáo dục kĩ năng sống. Như vậy, các giáo viên đã sử dụng khá đầy đủ các phương pháp cơ bản trong quá trình dạy học tuy nhiên hiệu quả sử dụng chưa thật hợp lí. Để giáo dục kĩ năng sống đạt kết quả cao, giáo viên cần sử dụng phối hợp
55
linh hoạt các phương pháp, không nên sử dụng đơn thuần một phương pháp dễ gây nhàm chán và thụ động cho học sinh.
3.3.4. Thực trạng việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong môn Khoa học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 4, 5 ở một số trường