Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực xuân hòa phúc yên (Trang 60)

11. Cấu trúc đề tài

4.1. Nguyên nhân của thực trạng

Để tìm hiểu vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi sau:

Theo thầy (cô), nguyên nhân nào dẫn đến chất lượng chưa cao trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa học lớp 4, 5?

Dựa trên sự tham khảo ý kiến của các giáo viên trong ba trường tiểu học và bằng những kiến thức lí luận thực tiễn thu được, chúng tôi thấy có một số nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học như sau: do trình độ, khả năng, năng lực của giáo viên; do dự chỉ đạo của các cấp quản lí, do vấn đề dạy văn hóa được chú trọng hơn nhiều so với vấn đề giáo dục kĩ năng sống; do kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục còn hạn hẹp.

Những năm gần đây dường như có sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông nghiện thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục sớm,…thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống hay trong học tập. Nguyên nhân, theo Tiến sĩ Trần Văn Dần, Đại học Y Hà Nội – nhận định, một phần lớn là các em thiếu kĩ năng sống. Hiện tượng này tuy ít sảy ra với học sinh tiểu học nhưng nếu không chú trọng giáo dục ngay từ độ tuổi này thì những tệ nạn đó rất có thể xảy ra với chính bản thân các em học sinh tiểu học. Xong vấn đề này lại chưa được các cấp quản lí quan tâm, xem trọng. Giáo viên là người trực tiếp nắm giữ trọng trách giáo dục học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường cũng chưa được cấp quản lí quán triệt nhiệm vụ giáo dục kĩ năng

61

sống cho học sinh mà chỉ giáo dục các em một số kĩ năng đơn giản, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày có trong nội dung của bài học.

Giáo viên là chủ thể của quá trình giáo dục – là những người giữ vai trò tổ chức điều khiển đối với quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, trình độ, khả năng và nhận thức của mỗi giáo viên tác động rất lớn đến kết quả của quá trình giáo dục. Tuy nhiên, giáo viên khi được hỏi : Cô hiểu thế nào là kĩ năng sống?, hầu hết các giáo viên đều trả lời theo ý hiểu của mình, mỗi câu trả lời đều chưa đầy đủ và chưa sâu, nguyên nhân chính là do khái niệm kĩ năng sống là một khái niệm khá mới mẻ, nhiều giáo viên chưa biết đến. Phần lớn giáo viên đã đạt trình độ chuẩn nhưng lại chưa có sự hiểu biết đúng về kĩ năng sống . Vì vậy, hiệu quả của quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không được như mong muốn.

Hiện nay khi học sinh đến trường, cả giáo viên và phụ huynh học sinh đều đề cao việc lĩnh hội tri thức khoa học của các em và chưa có sự đầu tư thích đáng cho việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống. Việc học văn hóa gần như lấp kín thời gian ở trên lớp và chỉ có những đợt thi học kì, thi khảo sát cuối năm vềchất lượng văn hóa của học sinh mà chưa thấy có một hình thức đánh giá thật nghiêm túc và cụ thể xem các em được giáo dục kĩ năng sống như thế nào? Các em đã hình thành, luyện tập được những kĩ năng nào? Chính từ nguyên nhân vấn đề giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường chưa được chú trọng đúng mức như vậy đã dẫn đến việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục còn hạn chế.

Với học sinh tiểu học cần phải hình thành ở các em các kĩ năng để sống và tồn tại. Muốn có được điều đó thì chính các em phải được trải nghiệm những kiến thức đã được giáo dục vào trong thực tế cuộc sống – tức là các em thường xuyên phải được học các tiết ngoại khóa, phải được hoạt động tập thể, phải được đưa vào thực tiễn lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải giáo

62

dục các em ở mọi lúc mọi nơi. Tất cả các hoạt động đó đều cần đến kinh phí, cần đến sự quan tâm, đóng góp của các cơ quan đoàn thể, cha mẹ học sinh chứ không thể thực hiện được với khoản kinh phí rất hạn hẹp của nhà trường. 4.2. Những biện pháp cần thiết

Xét cho cùng toàn bộ công việc của giáo dục là phát triển con người một cách toàn diện, không chỉ giáo dục cho học sinh về kiến thức mà còn phải giáo dục đạo đức đồng thời phải rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, điều đó đòi hỏi phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ngay từ bậc tiểu học, thậm chí có thể giáo dục sớm hơn.Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có tầm quan trọng như vậy nhưng hiệu quả của việc giáo dục trên thực tế lại chưa đạt được như mong muốn. Muốn nâng cao hiệu quả, chất lượng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, cần thiết phải đưa ra những biện pháp hợp lí. Dựa trên những nguyên nhân mà tôi đã phân tích ở trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp để đảm bảo tốt việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học hiện nay.

4.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí

Đây là biện hàng đầu trong việc đảm bảo tốt chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Để làm được điều đó, các cán bộ quản lí và giáo viên trong nhà trường phải thấy được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Các nhà làm công tác quản lí phải ban hành văn bản, công văn, hướng dẫn, quy định buộc mọi người phải nắm chắc, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong quá trình giáo dục.

4.2.2. Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực giáo dục của mỗi giáo viên

Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt kết quả cao, mỗi giáo viên cần phải tìm hiều, nắm vững được thế nào là kĩ năng sống? Biết được nội dung giáo dục kĩ năng sống tích hợp trong những bài nào và vận dụng ra sao?

63

Biết lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp, phương tiện dạy học, đưa ra các tình huống phải rõ ràng, dễ hiểu, gắn liền với cuộc sống hàng ngày mà các em thường gặp.

Công tác giáo dục với sứ mệnh lớn lao của mình đòi hỏi mỗi giáo viên phải thường xuyên tích lũy những tri thức, hiểu biết và thường xuyên trải nghiệm, rèn luyện để có được kĩ năng sống đầy đủ, hoàn thiện hơn.

4.2.3. Đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục

Để thực hiện tốt những hoạt động học tập cũng như các hoạt động ngoại khóa thì cần phải được đầu tư kĩ lưỡng về nội dung, hình thức tổ chức, phải tạo ra ở các em sự hứng thú tham gia vào các hoạt động đó. Để đạt được hiệu quả như vậy phải có sự đầu tư về kinh phí, cần sự đóng góp của mọi tổ chức, tập thể và của mọi gia đình.

4.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục tiểu học

Kiểm tra đánh giá là một khâu trong quá trình dạy học và quá trình giáo dục học sinh, kiểm tra đánh giá nếu làm tốt sẽ tạo động lực cho quá trình dạy học và quá trình giáo dục vận động không ngừng, kích thích mọi khả năng học tập, tạo động lực cho người học. Kết quả đánh giá cần phải chính xác nhất trên từng học sinh. Kết quả đó là: Các em rèn luyện được các kĩ năng sống nào? Có những hiểu biết gì để ứng xử đúng trong các tình huống diễn ra trong cuộc sống? Các em vận dụng được các kiến thức vào cuộc sống ra sao?

Kết quả này không chỉ đo được qua một lần kiểm tra hay một lần quan sát mà nó là tổng hợp của nhiều lần kiểm tra, tích lũy, cần có thời gian để kiểm chứng. Công việc kiểm tra đánh giá đó không hề đơn giản, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Ba lực lượng này phải thường xuyên có sự liên hệ, gắn kết để có những thông tin, kết quả kịp thời, từ đó có những hướng giáo dục cho phù hợp.

64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nền giáo dục nước ta cũng đã có sự đổi mới phù hợp với sự phát triển của thời đại. Giáo dục tiểu học được coi là bậc học đầu tiên và quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người mới. Để tạo nên những lớp người có thể đáp ứng với những đòi hỏi của xã hội thì không chỉ giáo dục cho các em ở một nội dung nào đó mà cần phải giáo dục các em một cách toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, và các kĩ năng sống cơ bản, và phải giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi

Đề tài này đã tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn Khoa học lớp 4, 5 ở 2 trường tiểu học thuộc khu vực Xuân Hòa – Phúc Yên đó là các trường: tiểu học Xuân Hòa, tiểu học Đồng Xuân. Qua tìm hiểu, các giáo viên đều có nhận thức đúng về sự cần thiết của viêc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng có nhận thức, hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống dẫn đến việc thực hiện giáo dục chưa đảm bảo thật tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục. Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, đòi hỏi mỗi giáo viên phải đưa ra các tình huống cụ thể, phải có sự lựa chọn, sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học, đồng thời phải giáo dục cho các em mọi lúc, mọi nơi chứ không thể thực hiện một cách đại khái, hời hợt.

Trên cơ sở thực trạng, đề tài này đề xuất một số biện pháp nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đó là:

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí

- Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực giáo dục của giáo viên - Đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục

65

- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở học sinh Các biện pháp đề xuất chủ yếu dựa trên cơ sở nghiên cứu lí luận và những kinh nghiệm tìm hiểu có được trong phạm vi hẹp ở một số trường tiểu học khu vực Xuân Hòa – Phúc Yên.

2. Kiến nghị

Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành đề tài này, qua thực tế giảng dạy ở trường tiểu học, để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học được đảm bảo tốt, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

- Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên hơn nữa thông qua các lớp đào tạo từ xa, các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm,…

- Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về giáo dục kĩ năng sống hiện nay để nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

- Nhà trường nên tổ chức các cuộc thi cho học sinh như: cuộc thi nét đẹp Đội viên, nét đẹp tuổi hoa,…trong đó có lồng ghép các câu hỏi có liên quan đến kĩ năng sống.

- Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cần phải liên hệ chặt chẽ hơn nữa với gia đình học sinh. Cô giáo và cha mẹ học sinh cần phải thống nhất với nhau về nội dung, phương pháp giáo dục cho trẻ.

- Nhà trường, giáo viên và gia đình cần xây dựng một môi trường sống và học tập lành mạnh cho trẻ,cần huy động nguồn lực vật chất từ các cơ quan, đoàn thể, cá nhân trong xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho phù hợp.

- Nhà trường cần có kế hoạch tổ chức cho học sinh có những buổi tham quan, dã ngoại; tham quan dan lam thắng cảnh, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử,…gắn với nội dung giáo dục kĩ năng sống.

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và Đào tạo, Khoa học 4, NXB Giáo dục, 2009.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Khoa học 5, NXB Giáo dục, 2009.

3. Nguyễn Thanh Bình , Giáo dục kĩ năng sống, giáo trình cao đẳng Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm, 2007.

4. Nguyễn Thanh Bình, Giáo trình chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống, NXB

Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009.

5. Nguyễn Thị Thu Hằng, Một số vấn đề về giáo dục kĩ năng sống cho học

sinh tiểu học, Tạp chí Giáo dục số 204 ( Kì 2 – 12/2008).

6. Đỗ Khánh Năm, Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Khoa

học nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, Tạp chí Giáo số

206 (Kì 2 – 1/2009).

7. Lục Thị Nga, Tích hợp dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua

môn Khoa học và hoạt động ngoài giờ lên lớp, NXB Giáo dục Việt Nam,

2009.

8. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, Giáo trình giáo dục học tập 2, NXB Giáo

dục, 1988.

9. Nguyễn Quang Uẩn, Khái niệm kĩ năng sống xét theo góc độ Tâm lí học số

6 (111), 6 – 2008.

10. Brolin & Dalozen 1979, Cipani 1988, Cronin , Lord & Wending 1991, Lewwis & Taymens 1992.

11. Chu Shiu Kee, Understanding Life Swkijlls, Báo cáo tại hội thảo “Chất lượng giáo dục kĩ năng sống”, Hà Nội 23 – 25/10/2003

12.Guidelines for a Life Skills, Based Learning Approach to Develop Health

67

13.Life skills The bridge to human capabilities, UNESCO education sector position paper, Draft 13 UNESCO 6/2003.

14.UNESCO, Kĩ năng sống – Cầu nối tới khả năng con người, Tiểu ban giáo

dục UNESCO (2003).

15.Website: kynangsong.com

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn khoa học lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học khu vực xuân hòa phúc yên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)