Quan điểm, mục tiêu, nội dung và những nhân tố tác động đến tái cơ

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 37)

tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc

1.2.1. Quan điểm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Phải quán triệt chức năng của Nhà nƣớc là điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua sử dụng các công cụ điều tiết, trong đó có công cụ quan trọng là DNNN (xu hƣớng lâu dài là nhà nƣớc giảm điều hành quá trình kinh tế cụ thể, tập trung thực hiện chức năng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm dịch vụ công).

Tái cơ cấu không phải là hạn chế, làm giảm vai trò của DNNN mà phải làm cho DNNN mạnh hơn, thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nƣớc, góp phần để kinh tế Nhà nƣớc thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; quá trình tái cơ cấu phải quán triệt thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN đã đƣợc xác định trong các nghị quyết của Đảng.

Tái cơ cấu DNNN phải thực hiện trên cả phƣơng diện vĩ mô (điều chỉnh lại chính sách, khung pháp lý, phân bổ lại nguồn lực, cơ cấu sở hữu, quản lý của khu vực DNNN) và cả phƣơng diện vi mô (điều chỉnh lại sở hữu, mô hình, cơ chế hoạt động, quản trị, bố trí lại nguồn lực ở từng TĐKT, TCT nhà nƣớc), đồng thời phải gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng và ổn định kinh tế vĩ mô, phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.

Kiên định về mục tiêu và nguyên tắc, linh hoạt trong hình thức và phƣơng thức tổ chức thực hiện; đặt DNNN đặc biệt là TĐKT, TCT nhà nƣớc trong môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng với các DN khác; nhất quán và kiên trì thực hiện nguyên tắc thị trƣờng trong hoạt động của DNNN.

1.2.2. Mục tiêu tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của khu vực DNNN và từng DNNN tƣơng xứng với nguồn lực đƣợc giao; tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, giảm số lƣợng, tăng chất lƣợng và sức cạnh tranh của DNNN.

Lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo cơ cấu tài chính hợp lý cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của DNNN, nhất là TĐKT, TCT nhà nƣớc; phá thế độc quyền cũng nhƣ ảnh hƣởng của các nhóm lợi ích đến khu vực này; tạo sự cạnh tranh bình đẳng với các khu vực khác cũng nhƣ cạnh tranh quốc tế, minh bạch tài chính.

Đảm bảo cho TĐKT, TCT nhà nƣớc làm tốt vai trò là công cụ góp phần điều tiết vĩ mô, định hƣớng sự phát triển, tạo môi trƣờng thuận lợi, thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc thành phần khác cùng phát triển.

Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc tiến hành đồng bộ, triệt để toàn diện trên các mặt về mô hình tổ chức quản lý, về tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tƣ phát triển, cơ cấu sản phẩm, nguồn nhân lực; hình

thành các DNNN có quy mô lớn, đa sở hữu, nằm trong số những TĐKT hàng đầu trong khu vực ở tầm khu vực Đông Á và quốc tế.

1.2.3. Nội dung tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Để tái cơ cấu hệ thống DNNN chúng ta cần thực hiện việc tái cơ cấu trên 5 phƣơng diện chủ yếu nhƣ sau: (1) tái cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, chiến lƣợc - kế hoạch kinh doanh và sản phẩm; (2) tái cơ cấu về tổ chức, lao động của doanh nghiệp; (3) tái cơ cấu về tái chính; (4) tái cơ cấu về quản trị doanh nghiệp; (5) tái cơ cấu về quản lý nhà nƣớc và hệ thống pháp luật, vừa thực hiện tái cơ cấu theo thực thể (tại mỗi doanh nghiệp, TĐKT, TCT nhà nƣớc); triệt để sắp xếp, tổ chức lại DNNN theo ngành, lĩnh vực kinh doanh, không phân biệt cấp, cơ quan quản lý để gắn đƣợc với quy hoạch ngành, lĩnh vực, tiết kiệm nguồn lực nhà nƣớc, thúc đẩy đầu tƣ xã hội.

1.2.4. Những nhân tố tác động đến tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nước

1.2.4.1. Những nhân tố tác động tích cực

Tái cơ cấu DNNN là một trong những mục tiêu, chiến lƣợc quan trọng, đã ở thời điểm chín muồi, đƣợc soi sáng bằng Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 đã đƣợc Quốc hội thông qua; đặc biệt có sự thống nhất về nhận thức cao trong mọi cấp về đổi mới, sắp xếp và tái cơ cấu DNNN.

Bên cạnh đó nguồn lực tài nguyên thiên nhiên của nƣớc ta còn khá tiềm năng; hệ thống các hạ tầng thông tin, kinh tế - kỹ thuật, tài chính cũng nhƣ môi trƣờng về thể chế về cơ bản đã đƣợc hình thành và đang dần đƣợc hoàn thiện. Nhiều công cụ tài chính mới đã đƣợc ứng dụng (nhƣ mua bán nợ, công cụ về tín dụng, mua – bán sáp nhập doanh nghiệp, trái phiếu, chứng khoán phái sinh…), nguồn Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp đƣợc tích lũy góp phần

nhất định giảm bớt những khó khăn trong việc xử lý các vấn đề về tài chính doanh nghiệp.

Những kinh nghiệm lớn trong đổi mới, nguồn lực trí tuệ Việt Nam rất dồi dào, niềm tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế sẽ là động lức to lớn để vƣợt qua những khó khăn trong tiến trình tái cơ cấu DNNN.

1.2.4.1. Những những nhân tố tác động tiêu cực

Với số lƣợng lớn DNNN đƣợc phân bố trên phạm vi rộng, ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đa dạng về loại hình và địa bàn, tái cơ cấu khu vực DNNN sẽ có những tác động cả tích cực và tiêu cực một cách sâu rộng lên nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Tái cơ cấu DNNN trong bối cảnh còn thiếu nhiều điều kiện cho tiến trình và sau tái cấu trúc nhƣ nguồn nhân lực chất lƣợng cao, công nghệ tiên tiến và nguồn vốn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh cho DNNN. Mặt khác, chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu đòi hỏi phải thực hiện tái cấu trúc trên nhiều lĩnh vực nhƣ ngân hàng, đầu tƣ công… do đó sẽ có không ít khó khăn trong việc tập trung huy động nguồn lực cho thực hiện. Mặc dù khu vực DNNN đã đƣợc sắp xếp, đối mới, nhƣng những kinh nghiệm bài bản về tái cấu trúc chƣa đƣợc tích lũy nhiều; nhận thức đầy đủ và quan tâm thống nhất hành động của cả hệ thống chính trị, thiết chế xã hội không phải là điều dễ dàng.

Vấn đề giải quyết, sắp xếp việc làm, lao động dôi dƣ và có thể phát sinh các khoản chi phí lớn trong tái cơ cấu DNNN (nhƣ các khoản nợ phải thu khó đòi, khoản lỗ, chi giải quyết việc làm ngƣời lao động, cấp vốn cho các định chế tài chính trung gian tham gia tái cấu trúc) cũng là những khó khăn thách thức không nhỏ.

Có thể nói việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nƣớc nói riêng và nền kinh tế nói chung trong thời gian tới là một quá trình khó khăn. Đặc biệt trong

bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc đang có những khó khăn bất ổn, hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia còn chƣa đủ mạnh.

1.3. Kinh nghiệm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc của Trung Quốc và bài học rút ra cho tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc Quốc và bài học rút ra cho tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc

1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong quá trình cải cách, mở cửa nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc ở Trung Quốc đƣợc coi là một khâu trọng tâm của cải cách thể chế nền kinh tế. Sau gần 3 thập kỷ, tiến trình cải cách DNNN Trung Quốc đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ. Các DNNN Trung Quốc đã chuyển hẳn từ những đơn vị sản xuất đơn thuần sang những thực thể kinh tế độc lập thích ứng với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng. Đặc biệt những năm gần đây, việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện môi trƣờng kinh tế thị trƣờng XHCN và cải cách đồng bộ thể chế kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc Trung Quốc đã tạo cơ sở cho các DNNN đi sâu cải cách. Đến nay, hầu hết các DNNN đã có sự lớn mạnh trong cạnh tranh thị trƣờng, thực lực tổng thể của kinh tế nhà nƣớc tăng cƣờng mạnh mẽ, giữ đƣợc tốc độ phát triển tƣơng đối nhanh, phát huy tính chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

Có thể nói, quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc ở Trung Quốc đã đạt đƣợc rất nhiều thành tựu, cụ thể:

- Khắc phục đƣợc tình trạng nợ xấu và chấm dứt thua lỗ kinh doanh ở một số doanh nghiệp. Cuối năm 1999, trong tất cả 30 tỉnh thành, khu vực của Trung Quốc có gần 90% số DN thực hiện cải cách đã tăng lợi nhuận hoặc giảm lỗ ở các mức độ khác nhau. Các doanh nghiệp có truyền thống thua lỗ nhƣ: Doanh nghiệp ngành dệt, nguyên vật liệu xây dựng, đƣờng sắt... hầu hết đã xoay chuyển đƣợc tình cảnh thua lỗ triền miên. Năm 2000, các doanh nghiệp công nghiệp nhà nƣớc đạt mức lợi nhuận 24,7 tỷ USD, tăng 2,9 lần so (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với năm 1997; năm 2001, lợi nhuận thực hiện tăng khoảng 14% so với năm 2000.

- Doanh nghiệp nhà nƣớc tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Với sự điều chỉnh chính sách phát triển các thành phần kinh tế, kết cấu sở hữu nhà nƣớc và tập thể đã đƣợc thu hẹp; tỷ trọng DNNN trong GDP tuy có giảm, nhƣng hiệu quả của nó lại đƣợc nâng cao. Lợi nhuận thu đƣợc từ các DNNN tăng từ 74,3 tỷ NDT năm 1989 lên 238,8 tỷ NDT vào năm 2001. Các DNNN vẫn là đơn vị kinh tế đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nƣớc. Năm 2000, mức đóng thuế của các DNNN đã chiếm 67% mức thuế của toàn bộ các doanh nghiệp công nghiệp. Đồng thời, DNNN cũng là nơi giải quyết việc làm cho xã hội nhiều hơn so với các doanh nghiệp tƣ nhân. Đặc biệt, tỷ trọng đầu tƣ vào tài sản cố định của các DNNN luôn tỏ rõ tính vƣợt trội so với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Năm 2000, tỷ trọng đầu tƣ về tài sản cố định của các DNNN chiếm trên 50%, còn các doanh nghiệp thuộc thành phần khác là 21%.

- Chuyển đổi và hoàn thiện cơ chế kinh doanh của các doanh nghiệp. Thông qua cải cách, các DNNN đã thực hiện một sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh mạnh mẽ bằng việc chuyển sang thành các công ty, tập đoàn kinh tế, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, xí nghiệp liên doanh, công ty 100% vốn nhà nƣớc... hoạt động theo “Luật công ty”. Theo đó, các doanh nghiệp đã có đƣợc quyền tự chủ nhiều hơn trong sử dụng vốn và tài sản nhà nƣớc. Trung Quốc đã từng bƣớc hình thành đƣợc khung cơ bản về quản lý, giám sát việc sử dụng tài sản nhà nƣớc trong các doanh nghiệp, làm rõ quyền hạn, trách nhiệm dân sự trƣớc pháp luật của doanh nghiệp đối với việc bảo toàn và tăng giá trị tài sản nhà nƣớc của doanh nghiệp.

- Thông qua cải cách chế độ sở hữu, nhiều tập đoàn kinh tế mạnh của Trung Quốc đã ra đời và có sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc

tế. Đồng thời, hình thành trong các doanh nghiệp ý thức cạnh tranh, mạnh thắng yếu thua, đào thải lẫn nhau.

Để đạt đƣợc các thành tựu đó, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện việc cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Các biện pháp đáng chú ý để đạt đƣợc những thành tựu trong cải cách DNNN của Trung Quốc gồm:

- Cải cách DNNN với đặc điểm trao quyền nhƣợng lợi. Đây là giai đoạn đầu tiên của cải cách DNNN. Nội dung chủ yếu là điều chỉnh quan hệ trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi của nhà nƣớc và doanh nghiệp. Nhà nƣớc quy định rõ các quyền tự chủ cho doanh nghiệp, nhƣ quyền kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, lựa chọn mua vật tƣ, sử dụng nguồn vốn, bố trí sản xuất, bố trí cơ cấu quản lý nhân sự lao động, sử dụng quỹ tiền lƣơng, hợp tác kinh doanh. Những quyền tự chủ này đã kích thích và ngày càng nâng cao sức sáng tạo và sức sống của DNNN Trung Quốc.

- Thực hiện chế độ trách nhiệm khoán kinh doanh. Nội dung của biện pháp này là tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh. Những nhà cải cách đƣa ra biện pháp này với mong muốn minh bạch hơn nữa quan hệ giữa nhà nƣớc và doanh nghiệp, tạo cơ sở để các doanh nghiệp tự chủ trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh. Chuyển lợi nhuận thành thuế. Nhà nƣớc buộc các DNNN phải nộp thuế, nhằm tạo ra sự bình đẳng cho doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau. Quan trọng hơn, biện pháp cải cách này tạo ra pháp lệnh hoá mối quan hệ về phân phối lợi nhuận giữa nhà nƣớc và doanh nghiệp, duy trì đƣợc các khoản thu cho ngân sách. Đối với bản thân doanh nghiệp, biện pháp này cho phép doanh nghiệp có thêm nhiều lợi ích trong phân phối lợi nhuận, do đó đã góp phần nâng cao tính năng động, tích cực của các doanh nghiệp.

- Cổ phần hoá DNNN. Mục đích căn bản của việc thực hiện chế độ cổ phần là hình thành nên kết cấu đa dạng về quyền tài sản trong nội bộ doanh nghiệp, tối ƣu hoá kết cấu quản trị doanh nghiệp. Cổ phần hoá không phải là một xu thế mới, mà thực tế trên thế giới, các công ty cổ phần đã có lịch sử phát triển hơn 400 năm. Tuy nhiên, để đạt đƣợc sự thừa nhận nhƣ ngày nay, lý luận về chế độ cổ phần ở Trung Quốc đã trải qua một quá trình kiểm nghiệm, tổng kết hết sức nghiêm túc, thậm chí đã có những lúc bị phủ định.

- Xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại. Xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại là mục tiêu của cải cách DNNN trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1995. Biện pháp này đƣa ra nhằm làm cho các doanh nghiệp có quyền sở hữu tài sản minh bạch, trách nhiệm rõ ràng, chính quyền - doanh nghiệp tách rời nhau và quản lý khoa học thích ứng với yêu cầu của sản xuất lớn xã hội hoá và kinh tế thị trƣờng.

- Xây dựng tập đoàn kinh tế. Từ năm 1995 đến nay, Trung Quốc hết sức chú ý đến áp lực cạnh tranh quốc tế do mở cửa đem lại và năng lực thích ứng của nền kinh tế nói chung và các DNNN nói riêng với hội nhập kinh tế quốc tế trong phạm vi ngày càng sâu, rộng hơn. Chính vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của cải cách DNNN đặt ra là “quốc tế hoá” hoạt động của các DNNN. Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 2001, Trung Quốc có 2.710 tập đoàn tế có khả năng cạnh tranh cao, nguồn vốn lớn và đựơc sự hậu thuẫn của chính phủ.

Thực hiện “nắm to, bỏ nhỏ” trong cải cách DNNN: Năm 1995, Trung Quốc đƣa ra chính sách “nắm to, bỏ nhỏ”. Nhà nƣớc chỉ tập trung nắm giữ khoảng 1.000 doanh nghiệp lớn, số còn lại sẽ đƣợc cổ phần hóa, cho thuê và bán. Ở Trung Quốc đã có những cuộc tranh luận gay gắt và không dứt về vấn đề này. Tuy nhiên, điều không thể chối cãi đƣợc là: Nếu Nhà nƣớc vẫn tiếp tục ôm hết số lƣợng DNNN khổng lồ, trong đó có trên dƣới 40% doanh

nghiệp hoạt động thua lỗ, thì số nợ và trợ cấp cho các doanh nghiệp này sẽ trở thành gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp càng sản xuất càng thua lỗ và càng nợ. Trong tình hình đó, Nhà nƣớc cần phải phân loại và có chủ trƣơng giữ lại một số DNNN nhất định, chứ không thể ôm đồm tất cả.

Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng không có chủ trƣơng bán các doanh nghiệp lớn, bởi vì, lƣợng tài sản vô hình và hữu hình trong các doanh nghiệp này lớn và không dễ xác định, số lƣợng lao động của các doanh

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 37)