Tập trung sản xuất sẽ tạo điều kiện đầu tƣ nâng cấp và hiện đại hóa dây chuyền sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá và các dây chuyền chế biến thực phẩm,
Tăng cƣờng khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là về thiết kế, phối chế sản phẩm còn hạn chế, chƣa đáp ƣ́ng đƣợc yêu cầu của kỹ thuâ ̣t phối chế hiê ̣n đa ̣i.
3.5.6. Sáp nhập thị trường tiêu thụ, mở rộng kênh phân phối, tăng cường năng lực cạnh tranh của TCT
Một trong những mục tiêu của tái cấu trúc là nhằm mở rộng thị trƣờng mới, tăng trƣởng doanh thu và thu nhập. Sáp nhập cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân phối. Bên cạnh đó, vị thế của công ty mới sau khi sáp nhập sẽ tăng lên trong mắt cộng đồng đầu tƣ: công ty lớn hơn có lợi thế hơn và có khả năng tăng vốn dễ dàng hơn một công ty nhỏ. Điều này có thể nhìn nhận rõ ràng hơn trong lĩnh vực bánh kẹo.
Công ty TNHH Hải Hà-Kotobuki và Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị đều có định hƣớng phát triển hệ thống barkery theo xu hƣớng hiện đại, tuy nhiên, nếu để cả hai hệ thống cùng đầu tƣ sẽ gia tăng cạnh tranh nội bộ, gia tăng chi phí và triệt tiêu hiệu quả đầu tƣ chung của TCT do cùng với việc di dời cơ sở sản xuất bánh kẹo khô, Công ty TNHH Hải Hà-Kotobuki phải đầu tƣ để duy trì và phát triển hệ thống barkery hiện có tại Hà Nội và Hải Phòng trong điều kiện khó khăn vê vốn kinh doanh và đầu tƣ do phải đầu tƣ 37 tỷ cho dự án di dời. Khả năng nâng cấp và đầu tƣ hệ thống barkery của Công ty TNHH Hải Hà-Kotobuki là khó khăn: do thiếu vốn, chƣa có định hƣớng chiến lƣợc rõ ràng, quy mô hoạt động của công ty nhỏ, hẹp tại thị trƣờng Hà Nội.
Bên cạnh đó, Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị đang đàm phán với đối tác nƣớc ngoài để xây dựng hệ thống barkery theo mô hình hiện đại và mở rộng quy mô toàn quốc. Khả năng xây dựng và phát triển hệ thống bakery của Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị là cao do có các điểm mạnh: Có hệ thống nhà phân phối tại các Tỉnh và mỗi quận thành phố; có hệ thống nhân viên bán
hàng và giám sát tại các Tỉnh và mỗi quận thành phố; có khả năng triển khai đồng loạt; có khả năng áp đặt thị trƣờng Tỉnh.
Sáp nhập Công ty TNHH Hải Hà-Kotobuki vào Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân phối: tận dụng hệ thống barkery cũng nhƣ ƣu thế tài chính của Công ty TNHH Hải Hà-Kotobuki để xây dựng và mở rộng hệ thống barkery mới theo phong cách Châu Âu – phù hợp với xu hƣớng phát triển barkery hiện đại.
Trong lĩnh vực thuốc điếu, sáp nhập thị trƣờng các công ty thuốc điếu để củng cố và giữ vững và tiến tới mở rộng thị phần thuốc điếu của TCT.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu vấn đề tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2011-2020, có thể rút ra một số kết luận nhƣ sau:
- Hệ thống hóa lý luận về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, phân tích thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc trong thời gian qua đƣa ra những hạn chế, yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc;
- Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty thuốc lá Việt nam trong giai đoạn 2006-2012, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và phân tích những nguyên nhân, hạn chế trong sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp để Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững và thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó cũng đề xuất một số biện pháp với Chính phủ và Bộ Công Thƣơng liên quan đến những chính sách vĩ mô để giúp Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thực hiện tốt những mục tiêu đề ra và giúp Chính phủ, Bộ Công Thƣơng quản lý tốt hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với Tổng công ty Thuốc lá.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững trong thời gian tới, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam cần tập trung giải quyết những tồn tại, hạn chế trong điều hành, trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng công ty cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó đặc biệt chú ý các giải pháp về cơ cấu ngành nghề kinh doanh; giải pháp về cơ cấu tổ chức và sắp xếp đổi mới doanh nghiệp và giải pháp về cơ cấu nguồn nhân lực. Làm đƣợc nhƣ vậy, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam sẽ phát huy đƣợc những lợi thế về sản xuất kinh doanh, những thế mạnh của Tổng công ty, đồng thời hạn chế đƣợc những yếu kém trƣớc đây, nhờ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững cho Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Bộ Công Thƣơng (2012), Đề án Sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước ngành công thương giai đoạn 2011-2015.
2. Bộ Công Thƣơng (2011), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm và kế hoạch năm tới, các năm từ 2006 đến 2011.
3. Ban chấp hành Trung ƣơng (2012), Kết luận số 50-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu BCH TW Đảng khóa XI, Đề án Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
4. Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp (2013), Báo cáo tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước các năm 2011-2013 và nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh đến năm 2015.
5. Bộ Tài chính (2013), Báo cáo tình hình triển khai đề án tái cơ cấu DNNN trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
6. Bộ Tài chính (2013), Báo cáo tình hình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Triển khai đề án tái cơ cấu DNNN trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
7. Bộ Công Thƣơng (2008), Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25/11/2008 hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
8. Bộ Công Thƣơng (2013), Thông tư số 21/2013/TT-BCT ngày 25/9/2013 hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2007.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2013), Báo cáo về tình hình thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Doanh nghiệp nhà nước.
10. Chính phủ (2013), Báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
11. Chính phủ (2012), Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2012 về của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.
12. Chính phủ (2007), Nghị định 119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 về quản lý SXKD ngành thuốc lá.
13. Chính phủ (2013), Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 26/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng chống tác hại thuốc lá.
14. Chính phủ (2009), Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 bổ sung thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
15. Nguyễn Thanh Đức (2012), Cải cách doanh nghiệp nhà nước thời kỳ chuyển đổi: Kinh nghiệm Trung Quốc, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 5.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (1991, 2001, 2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI.
17. Hiệp hội thuốc lá Việt Nam (2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011),
Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Hiệp hội thuốc lá Việt Nam các năm từ 2006 đến 2011.
18. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp năm 2005.
19. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật phòng chống tác hại thuốc lá.
20. Quốc Hội (1987, 2005), Luật Đầu tư nước ngoài; Luật Đầu tư.
21. Nguyễn Ngọc Thao (2012), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 4.
22. Trần Đình Thiên, Vũ Thành Tự Anh (2011), Tái cơ cấu kinh tế để đổi mới mô hình tăng trưởng, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 12.
23. Tập đoàn dệt may Việt Nam (2012), Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May Việt Nam giai đoạn 2013-2015.
24. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (2012), Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2013-2015.
25. Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam các năm từ 2006-2011.
26. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012, phê duyệt Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015.
27.Thủ tƣớng Chính phủ (1999), Chỉ thị 13/1999/CT-TTg ngày 12/05/1999, Chấn chỉnh sắp xếp sản xuất kinh doanh ngành thuốc lá.
28. Một số báo và tạp chí chuyên ngành viết về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, tái cấu trúc nền kinh tế…