Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề trong các trường cao đẳng nghề tại Hà Nội (Trang 56)

7. Những đóng góp mới của luận văn:

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, công tác đào nghề của Thành phố cũng còn gặp nhiều khó khăn hạn chế:

- Về cơ sở vật chất: Phần lớn các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố có điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, trang thiết bị dạy nghề chắp vá không đồng bộ, thiếu bổ xung đến đó, do vậy chƣa đủ khả năng đào tạo lao động có trình độ cao để thực hiện việc vận hành máy móc thiết bị hiện đại trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thời kỳ đổi mới, luôn tìm cơ hội cạnh tranh để tồn tại và phát triển, mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và hội nhập

50

quốc tế; Các trƣờng dạy nghề ngoài công lập và các cơ sở dạy nghề tƣ nhân hầu hết là thuê mƣợn địa điểm để tổ chức đào tạo, thiết bị chắp vá, không đồng bộ nên chất lƣợng đào tạo còn thấp, quy mô đào tạo nhỏ.

- Về cơ cấu nghề đào tạo : chƣa hợp lý (đa số các trƣờng nghề mới chủ yếu tập trung đào tạo những nghề phổ biến nhƣ Điện công nghiệp, Công nghệ ô tô, Hàn, Cắt gọt kim loại, Điện tử công nghiệp..., trong khi đó có những nghề thị trƣờng lao động có nhu cầu nhƣng chƣa đƣợc đào tạo hoặc đào tạo rất hạn chế nhƣ các nghề Khai thác mỏ hầm lò, Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ đúc kim loại, các nghề thuộc lĩnh vực nông , lâm, ngƣ nghiệp...; cơ cấu trình độ đào tạo chƣa phù hợp với nhu cầu cơ cấu trình độ nhân lực của từng ngành, từng địa phƣơng.

- Về nguồn nhân lực: Chƣa thu hút đƣợc đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn giỏi từ các trƣờng đại học, cao đẳng về dạy do chính sách tiền lƣơng và thu nhập của giáo viên dạy nghề thấp. Vấn đề này dẫn đến đội ngũ giáo viên dạy nghề thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣơng. Đội ngũ kiểm định viên chất lƣợng dạy nghề còn thiếu về số lƣợng , hạn chế về chất lƣợng. Trình độ tin học và ngoại ngữ của giáo viên còn rất hạn chế. Công tác bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức về chuyên môn, công nghệ và thiết bị mới chƣa đƣợc quan tâm chú trọng; chƣa có chính sách cụ thể khuyến khích đối với trƣờng nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng dạy nghề.

- Về nhận thức, tuyên truyền: Chƣa thiết lập đƣợc mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với trƣờng nghề; sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề còn thụ động; Việc chuyển đào tạo nghề từ năng lực sẵn có của trƣờng nghề sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trƣờng lao động còn chậm; Công tác tuyên truyền, tƣ vấn và hƣớng nghiệp về dạy nghề còn yếu, chƣa làm cho xã hội, nhất là học sinh tốt nghiệp THCS, THPT, thanh niên hiểu đúng và lựa chọn học nghề.

51

- Về thực hiện pháp luật về Dạy nghề: Việc thực hiện các quy định của Nhà nƣớc về đăng ký hoạt động dạy nghề, chế độ báo cáo chƣa đƣợc các CSDN quan tâm. Nhiều CSDN không nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo quá chậm đã gây khó khăn trong công tác quản lý, xây dựng kế hoạch và thống kê kết quả đào tạo nghề trên địa bàn Thành phố; Công tác thanh tra, giám sát dạy nghề còn lỏng lẻo, chƣa rà soát hết đƣợc các CSDN; Công tác thông tin , thống kê về dạy nghề còn yếu , trang thiết bi ̣ công nghệ thông tin còn thiếu và chƣa đáp ứng đƣợc công tác quản lý nhà nƣớc về dạy nghề; chƣa hình thành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu dạy nghề; Công tác quản lý học sinh, sinh viên trong các trƣờng nghề còn hạn chế. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngƣời làm công tác học sinh, sinh viên còn yếu.

2.3.2.2. Nguyên nhân

- Thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa, hàng loạt các CSDN ra đời ở tất

cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là các tổ chức xã hội, tƣ nhân, song thiếu sự quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất cho các CSDN. Mặt khác thiếu sự thanh, kiểm tra của nhà nƣớc nên mạng lƣới dạy nghề ở Hà Nội tuy nhiều về số lƣợng, nhƣng chƣa hợp lý về cơ cấu và yếu về chất lƣợng cũng nhƣ ngành nghề đào tạo.

- Việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và THPT còn chƣa rõ ràng và quyết liệt. Công tác hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông còn yếu và chƣa hiệu quả dẫn đến việc nhận thức của học sinh và thanh niên hiểu đúng về học nghề và coi học nghề là một trong những con đƣờng lập nghiệp bị hạn chế; Chƣa có chính sách đủ mạnh để khuyến khích ngƣời học, ngƣời dạy và huy động doanh nghiệp tham gia hoạt động dạy nghề.

- Đào tạo giáo viên dạy nghề hiện nay ở các trƣờng Đại học Sƣ phạm

kỹ thuật chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng giáo viên dạy nghề về chất lƣợng và cơ cấu nghề đào tạo. Các trƣờng nghề chƣa chủ động tham gia đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề; Chƣa

52

có chính sách thu hút những ngƣời có chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề giỏi, có kinh nghiệm sản xuất vào làm giáo viên dạy nghề.

- Việc cấp kinh phí thƣờng xuyên từ ngân sách nhà nƣớc cho các

trƣờng nghề công lập chƣa căn cứ vào chi phí đào tạo theo từng nghề và kết quả đầu ra; trƣờng nghề công lập chƣa thƣ̣c sƣ̣ là một chủ thể độc lập, tự chủ. - Chƣa có trung tâm kiểm định chất lƣợng dạy nghề.

- Doanh nghiệp và ngƣời sử dụng lao động chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; chƣa có chính sách sử dụng, đãi ngộ đối với ngƣời lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, chƣa có chính sách hỗ trợ cho ngƣời lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề.

- Quan niệm xã hội vẫn còn coi trọng bằng cấp, học vị mà chƣa quan tâm đúng mức đến vai trò, vị trí và giá trị nghề nghiệp. Một bộ phận lao động chƣa có nhận thức đúng giá trị lao động có tay nghề và vị trí của ngƣời công nhân có kỹ năng tay nghề cao trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

- Đầu tƣ của Nhà nƣớc cho dạy nghề tăng hàng năm nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển dạy nghề về quy mô và chất lƣợng ; đầu tƣ ngân sách chƣa tậ p trung theo nghề; các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho dạy nghề còn hạn chế; nguồn trái phiếu Chính phủ, thu xổ số kiến thiết chƣa đầu tƣ cho dạy nghề. Nhiều địa phƣơng chƣa quan tâm bố trí ngân sách địa phƣơng đầu tƣ cho dạy nghề.

Những hạn chế, bất cập nêu trên cũng chính là những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết đối với sản phẩm dạy nghề đầu ra và công tác QLNN trong lĩnh vực dạy nghề thời gian tới.

53

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC DẠY NGHỀ.

3.1. Định hƣớng và quan điểm tăng cƣờng Quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam.

3.1.1. Bối cảnh mới về dạy nghề và QLNN trong lĩnh vực dạy nghề

3.1.1.1. Bối cảnh trong nước

Đào tạo nghề có vị trí đặc biệt trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Không thể phát triển đƣợc lực lƣợng sản xuất nếu không đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo, trong đó có đào tạo nghề. Do vậy, Đại hội đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣơng hiện đại vào năm 2020.

+ Nhờ sự phát triển nhanh về khoa học công nghệ, đã có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế cơ cấu nông thôn, gắn với xu hƣớng của nền kinh tế thị trƣờng; Thực hiện cơ khí hóa, thủy lợi hóa, đƣa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng vá sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khuyến khích phát triển công nghiệp, công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động với mức lƣơng hấp dẫn.

- Đảng và nhà nƣớc luôn quan tâm và chú trọng đầu tƣ cho dạy nghề. Thực tế đã cho thấy, Dạy nghề và QLNN tron lĩnh vực dạy nghề phải đƣợc đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, bảo đảm cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, nâng cao chất lƣợng dạy nghề, gắn dạy nghề với sử dụng, trực tiếp phục vị

54

chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ qua trình CNH,HĐH đất nƣớc. Đồng thời nền kinh tế ngày càng phát triển tạo cơ hội cho dạy nghề phát triên nhanh và có những thay đổi linh hoạt, đáp ứng đƣợc đòi hỏi của quá trình CNH,HĐH đất nƣớc.

Luật dạy nghề đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29/11/ 2006 và có hiệu lực từ 1/6/2007 lá cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho dạy nghề phát triển nhanh và bền vững, đồng thời là công cụ, kiim chỉ nam cho công tác QLNN trong lĩnh vực dạy nghề.

Sự phát triển không đồng đều giữa các ngành, vùng, địa phƣơng: mật độ dân số, nguồn nhân lực, tốc độ đô thị hóa khác nhau giữa các vùng đòi hỏi mạng lƣới cơ sở dạy nghề cũng phải đƣợc xây dựng , phát triển phân bố phù hợp, thích ứng với đặc điểm, điều kiện của từng ngành, từng địa bàn.

3.1.1.2. Bối cảnh quốc tế

Nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ chiến lƣợc mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lƣờng. Trong thập niên tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhƣng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác nhƣ đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên... buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động.

Các nƣớc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bƣớc vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chƣơng ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. ASEAN đang ngày càng khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình nhƣng cũng phải đối phó với những thách thức mới.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, vẫn

55

tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hƣởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên...

Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nƣớc ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con ngƣời và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới. Tƣơng quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới. Vị thế của Châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên; sự phát triển mạnh mẽ của một số nƣớc khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện các hiệp định mậu dịch tự do ngày càng sâu rộng, mở ra thị trƣờng rộng lớn nhƣng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bƣớc tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lƣợng, tài nguyên. Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thƣơng mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhƣng còn nhiều khó khăn, bất ổn; sự điều chỉnh chính sách của các nƣớc, nhất là những nƣớc lớn sẽ có tác động đến nƣớc ta.

3.1.2. Mục tiêu dạy nghề của Hà Nội từ nay đến năm 2030

Theo nghị quyết số 23/2013/ QĐ – HĐND, Thông qua Quy hoạch phát triển mạng lƣới trƣờng CĐN, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, Định hƣớng đến năm 2030, với những nội dung cơ bản sau:

56

3.1.2.1. Mục tiêu chung

Phát triển đồng bộ với cơ cấu hợp lý hệ thống mạng lƣới trƣờng cao đẳng nghề, trƣờng trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lƣợng, có chất lƣợng và kỹ thuật, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động; chất lƣợng đào tạo một số nghề đạt trình độ khu vực ASEAN và thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh; phổ cập nghề cho ngƣời lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an ninh xã hội.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

* Về lao động qua đào tạo:

Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 40% ( Trong đó trình độ từ sơ cấp trở lên đạt trên 28%); Năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 55% ( trong đó trình độ từ sơ cấp trở lên đạt 40%); Năm 2030 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 90%.

* Về mạng lƣới trƣờng nghề:

- Tập trung đầu tƣ, nâng cấp các trƣờng CĐN, trƣờng trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập hiện có nhằm đáp ứng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Phấn đấu mỗi quận, huyện thị xã có ít nhất 01 trung tâm dạy nghề hoặc 01 trƣờng trung cấp nghề hoặc 01 trƣờng CĐN. Phát triển trƣờng ngoài công lập. Đầu tƣ nâng cấp một số trƣờng cao đẳng, trung cấp thành trƣờng chất lƣợng cao, đạt chuẩn quốc tế, khu vực ASEAN, cấp vùng và một số trung tâm dạy nghề kiểu mẫu. Tăng cƣờng liên doanh, liên kết trong đào tạo nghề ở làng nghề và doanh nghiệp.

- Phấn đấu đến năm 2015, toàn Thành phố có 14 trƣờng CĐN ( trong đó có 01 trƣờng chuẩn quốc tế, 01 trƣờng chất lƣợng cao), 32 trƣờng trung cấp nghề, 57 trung tâm dạy nghề ( trong đó có 01 trung tâm kiểu mẫu);

- Đến năm 2020 có 21 trƣờng CĐN ( trong đó có 02 trƣờng chuẩn quốc tế, 03 trƣờng trƣờng cấp khu vực Asean, 01 trƣờng chất lƣợng cao, 03 trƣờng

57

cấp vùng), 32 trƣờng trung cấp nghề ( trong đó có 01- 03 trƣờng cấp vùng), 66 trung tâm dạy nghề ( trong đó có 01 trung tâm kiểu mẫu).

- Định hƣớng đến năm 2030 có khoảng 23 trƣờng CĐN, 34 trƣờng trung cấp nghề, 73 trung tâm dạy nghề.

* Về đội ngũ giáo viên: Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, có phẩm chất đạo đức và lƣơng tâm nghề nghiệp, đạt chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết, thực hành, nghiệp vụ sƣ phạm và kỹ năng dạy nghề, có trình độ tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề trong các trường cao đẳng nghề tại Hà Nội (Trang 56)