Mục tiêu, chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề trong các trường cao đẳng nghề tại Hà Nội (Trang 37 - 38)

7. Những đóng góp mới của luận văn:

2.1.2Mục tiêu, chương trình đào tạo

2.1.2.1 Về mục tiêu đào tạo của các trường cao đẳng nghề:

Tất cả các trƣờng cao đẳng nghề của thành phố Hà Nội khi tiến hành hệ thống đào tạo nghề của mình đều tuân thủ theo mục tiêu đào tạo nghề của Luật Dạy nghề năm 2006 ban hành. Mục tiêu đào tạo của các trƣờng nhằm trang bị cho ngƣời học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

2.1.2.1 Về nội dung chương trình đào tạo

Căn cứ vào trình độ đào tạo, các khoá đào tạo của các nhà trƣờng cao đẳng nghề Hà Nội phân ra làm 3 loại: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Và căn cứ vào hình thức đào tạo thì có 2 loại đào tạo là dạy nghề

31

chính quy và dạy nghề thƣờng xuyên. Nội dung dạy nghề ở các trƣờng cao đẳng nghề đều phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề. Nội dung chƣơng trình đào tạo của các trƣờng đều theo đúng quy định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội. Về giáo trình dạy nghề đƣợc áp dụng đối với các trƣờng cao đẳng nghề Hà Nội đều tuân thủ yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun, môn học trong chƣơng trình dạy nghề.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề trong các trường cao đẳng nghề tại Hà Nội (Trang 37 - 38)