Từ việc phân tích nợ xấu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra nợ xấu, Ngân hàng tiến hành trích lập dự phòng (bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể) để bù đắp rủi ro. Tùy từng thời điểm, tình hình kinh tế và hoạt động tín dụng mà Ngân hàng tiến hành trích lập và dự phòng rủi ro khác nhau nhưng vẫn bảo đảm tính an toàn cho Ngân hàng. Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 24: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6T/2010 6T/2011 Mức an toàn Tổng dư nợ Triệu đồng 239.256 331.311 403.286 337.747 504.314 Nợ xấu Triệu đồng 437 4.012 886 2.213 6.247 Dự phòng RRTD được trích lập Triệu đồng 1.864,51 2.989,9 3.121,1 2.789,66 4.631,07 Hệ số RRTD % 0,18 1,21 0,22 0,66 1,24 4,00
Tỷ lệ dự phòng
RRTD % 0,71 0,90 0,77 0,83 0,92 5,00
Khả năng bù
đắp RRTD % 426,66 74,52 352,27 126,06 74,13 70-80
(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)
Hệ số RRTD:
Đây là chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Qua 3 năm 2008, 2009, 2010 ta thấy được hệ số RRTD của Ngân hàng có sự tăng giảm qua 3 năm. Cụ thể là trong năm 2009 thì hệ số RRTD của Ngân hàng tăng lên so với năm 2008 nhưng so với mức an toàn mà NHNN quy định (<4%) thì chỉ số này của Ngân hàng vẫn nằm trong mức an toàn. Hệ số RRTD trong năm 2009 tăng cao là do trong năm này, các doanh nghiệp làm ăn lâm vào tình trạng khó khăn, buôn bán ế ẩm bên cạnh đó là việc đầu tư thất bại vào thị trường bất động sản.Trong 6 tháng đầu năm 2010 và 2011 thì chỉ số này tuy có tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2011 nhưng vẫn nằm trong mức an toàn mà Ngân hàng chấp nhận được. Hệ số RRTD thấp thể hiện được công tác thu hồi nợ của Ngân hàng là rất tốt, cán bộ tín dụng luôn theo sát, tư vấn cho khách hàng phương hướng kinh doanh một cách hợp lý và đôn đốc khách hàng trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn.
Tỷ lệ dự phòng RRTD:
Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng tổn thất có thể xảy ra khi khách hàng của Ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Tỷ lệ dự phòng RRTD phản ánh tỷ lệ khoản tiền được trích lập. Nhìn chung qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 thì tỷ lệ dự phòng RRTD được Ngân hàng trích lập biến động không ổn định. Trong năm 2009, do nợ xấu của Ngân hàng tăng lên nên tỷ lệ trích lập dự phòng cũng tăng lên theo. Đến năm 2010 khi tình hình nợ xấu trong năm 2009 đã được giải quyết thì tỷ lệ trích lập dự phòng của Ngân hàng đã giảm xuống. Tình hình trích lập dự phòng trong 6 tháng đầu năm 2011 cũng có sự gia tăng so với cùng kỳ năm 2010. Tỷ lệ trích lập dự phòng của Ngân hàng tăng lên còn khiến Ngân hàng mất đi một khoản tiền đầu tư để kiếm thêm lợi nhuận vì thế Ngân hàng cần cố gắng hạn chế các
khoản nợ xấu, qua đó làm giảm được khoản tiền phải trích lập dự phòng nhằm đầu tư sinh lời cho Ngân hàng.
Khả năng bù đắp RRTD:
Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của Ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ. Chỉ số này của Ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm. Trong năm 2008 và 2010, tình hình nợ xấu là rất thấp nên khả năng bù đắp khi rủi ro xảy ra của Ngân hàng là rất khả quan. Nhưng trong năm 2009, do nợ xấu đột ngột tăng cao nên chỉ số này đã giảm xuống nhưng mà vẫn ở mức cao so với các Ngân hàng trong khu vực. Trong 6 tháng đầu năm 2011, tình hình nợ xấu lại tăng cao khiến cho chỉ số này giảm xuống nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Chỉ số này cao sẽ làm cho người gửi tiền cảm thấy yên tâm hơn khi giao dịch với Ngân hàng vì Ngân hàng luôn có khoản phòng ngừa tốt khi tình trạng xấu xảy ra. Tuy nhiên việc duy trì chỉ số này quá cao như trong năm 2008 và năm 2010 thì ta thấy được Ngân hàng đã bỏ phí đi một khoản tiền thay vì đem đầu tư để kiếm lợi nhuận cho Ngân hàng. Việc duy trì chỉ số này ở một mức vừa phải là điều tốt nhất cho Ngân hàng.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
- CN BẾN TRE
Qua những phân tích trên ta thấy rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm qua (2008-2010) có nhiều chuyển biến theo xu hướng ngày càng tốt lên, nợ xấu nói chung tăng, giảm qua từng năm nhưng vẫn còn trong mức an toàn, dư nợ cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng, nên tuy nói rằng tỷ lệ nợ xấu có tăng và ở trong mức cho phép của NHNN nhưng đó vẫn là một giá trị lớn, Ngân hàng cần đẩy mạnh thu nợ đối với những khoản nợ này để có thể sử dụng nguồn vốn này không cho nhàn rỗi. Việc xảy ra nợ xấu có thể là do nhân viên tín dụng còn lỏng lẻo trong công tác thẩm định và nợ xấu còn tồn
đọng lại ở những năm trước kéo dài qua những năm sau. Việc tồn tại nợ quá hạn hoặc nợ xấu là vấn đề bất khả kháng trong hoạt động tín dụng của Sacombank.
Theo nguyên tắc tín dụng, trong phạm vi thời hạn nợ quy định khi đến hạn trả nợ, doanh nghiệp vay vốn phải có trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi cho NHTM. Nếu thực hiện đúng nguyên tắc này thì cả doanh nghiệp và Ngân hàng coi như thực hiện đúng cam kết, vốn cho vay của NHTM được thu hồi để sử dụng cho vòng luân chuyển khác. Nhưng thực tế lại không diễn ra suôn sẻ như vậy, có nhiều doanh nghiệp không trả được nợ và lãi cho Ngân hàng khi nợ đã đến hạn trả.
Công tác quản lý rủi ro tín dụng là công việc rất quan trọng đối với nhà quản trị Ngân hàng. Để đảm bảo cho công tác này được thực hiện tốt, trước hết cần phải tìm hiểu rỏ nguyên nhân phát sinh nợ xấu để từ đó có hướng xử lý sao cho phù hợp nhằm mục đích cuối cùng là làm lành mạnh hóa tài chính cho Ngân hàng, góp phần nâng cao lợi nhuận trong hoạt động tín dụng. Sau đây là một số biện pháp cụ thể để xử lý khi phát sinh nợ quá hạn như sau: