Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Muốn hoạt động có hiệu quả, việc đầu tiên mà các Ngân hàng cần phải thực hiện là tạo ra một nguồn vốn ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán và cung cấp tín dụng đạt hiệu quả cao. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp Ngân hàng luôn có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng. Đồng thời nó giúp hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngoài vốn tự có và nguồn vốn đi vay của các Ngân hàng khác, vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn ở các NHTM nói chung và Sacombank Bến Tre nói riêng.
Huy động vốn là hoạt động tương đối khó khăn đối với các Ngân hàng vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Muốn huy động vốn tốt thì Ngân hàng phải hội đủ khá nhiều điều kiện như cơ sở vật chất, vị trí thuận lợi để dễ giao dịch, mức lãi suất huy động, công nghệ thông tin và chất lượng phục vụ ...
Trong giai đoạn 2008 – 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốn giữa các TCTD trong nước gây ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM nói chung và Sacombank Bến tre nói riêng. Trước biến động về giá huy động vốn trên thị trường, Sacombank Bến Tre đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay - huy động, cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới. Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều khiển lãi suất đối với cá nhân, doanh nghiệp để góp phần giảm thiểu tác động thị trường lên công tác huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn và sau cùng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 3: Tình hình huy động vốn tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre qua 3 năm 2008, 2009, 2010.
Đơn vị tính: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1. Không kỳ hạn 21.073 9,19 32.665 10,85 34.866 7,26 Cá nhân 13.908 6,07 21.559 7,16 22.663 4,72 Doanh nghiệp 7.165 3,12 11.106 3,69 12.203 2,54 2. Có kỳ hạn 208.138 90,81 268.323 89,15 445.259 92,74 a. Ngắn hạn 191.695 83,63 245.784 81,66 406.076 84,58 Cá nhân 174.443 76,11 223.663 74,31 357.347 74,43 Doanh nghiệp 17.252 7,53 22.120 7,35 48.729 10,15 b. Trung, Dài hạn 16.443 7,17 22.539 7,49 39.183 8,16 Cá nhân 14.963 6,53 20.511 6,81 34.481 7,18 Doanh nghiệp 1.480 0,64 2.029 0,68 4.702 1,98 Tổng cộng: 229.211 100 300.988 100 480.125 100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Sacombank Bến tre)
Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, cụ thể: năm 2008 tổng nguồn vốn huy động là 229.212 triệu đồng thì sang năm 2009 là 300.989 triệu đồng, (tăng 71.777 triệu đồng tương đương 31,32%) so với năm 2008. Sang năm 2010 thì số vốn huy động của Ngân hàng lại càng tăng trưởng vượt bậc, cụ thể là tăng 179.136 triệu đồng; gấp 1.59 lần so với năm 2009. Điều này đã khẳng định được nỗ lực của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn, vượt qua những khó khăn, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến Việt Nam. Trong thời gian qua ngân hàng đã thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hóa nghiệp vụ huy động vốn, áp dụng mức lãi suất huy động hấp dẫn (năm 2010, đối với khách hàng lãi suất huy động tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ là 2,4%-6%, tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ là 6,6%-15%), đổi mới phong cách phục vụ lịch sự, tạo sự thoải
mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng, chính xác chứng từ trên máy tính cũng như trong kiểm điểm nên đã tạo được uy tín với khách hàng. Khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà ngân hàng cung cấp nên số lượng khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều.
Hình 3 : Cơ cấu vốn huy động tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre qua 3 năm 2008, 2009, 2010
Qua Bảng 3và Hình 3 ta thấy được nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn có kỳ hạn và chủ yếu là vốn ngắn hạn. Tỷ trọng của vốn huy động ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm đều trên 80% tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Trong khi đó, tỷ trọng nguồn vốn huy động trung và dài hạn trên tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong 2 năm 2008, 2009 lần lượt là 7,17% và 7,49%, đến năm 2010 chỉ số này mới tăng lên được 8,16%. Chỉ số này thấp sẽ gây khó khăn cho việc mở rộng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng nhưng qua bảng ta có thể thấy được Ngân hàng đã nhận biết được điều này và đã có những biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn trung và dài hạn.
Bảng 4: Tình hình huy động vốn tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre trong 6 tháng đầu năm 2010 và 2011
Chỉ tiêu 6 tháng / 2010 6 tháng / 2011 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1. Không kỳ hạn 26.654 7,66 57.735 10,82 Cá nhân 17.325 4,98 35.796 6,71 Doanh nghiệp 9.329 2,68 21.939 4,11 2. Có kỳ hạn 321.180 92,34 476.023 89,18 a. Ngắn hạn 294.565 84,69 409.379 76,69 Cá nhân 256.271 73,68 352.063 65,96 Doanh nghiệp 38.294 11,01 57.316 10,73 b. Trung, Dài hạn 26.615 7,65 66.644 12,49 Cá nhân 22.183 6,38 56.219 10,53 Doanh nghiệp 4.432 1,27 10.425 1,96 Tổng cộng: 347.834 100 533.757 100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Sacombank Bến tre)
Nhìn chung thì nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011 có sự tăng trưởng rõ rệt so với trong 6 tháng đầu năm 2010. Về mặt giá trị thì nguồn vốn huy động được trong 6 tháng đầu năm 2011 tăng 185.924 triệu đồng tương đương với 53,45% so với cùng kỳ năm 2010. Sở dĩ có sự tăng trưởng vượt bậc này là do trong cuối năm 2010 và đầu năm2011 Ngân hàng có nhiều chương trình khuyến mãi, khuyến khích khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng như: chương trình cơn lốc tỷ phú, chương trình tiết kiệm phù đổng…
Về cơ cấu vốn huy động thì ta có thể thấy được sự tăng trưởng của tiền gửi trung và dài hạn. Đây là tín hiệu tích cực cho Ngân hàng vì hầu hết khách hàng đều gửi tiền tiết kiệm có thời hạn ngắn hạn là chủ yếu, Ngân hàng muốn cho vay trung và dài hạn gặp rất nhiều khó khăn vì để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng, trong khi đó đây lại là khoản thu lớn của Ngân hàng. Việc tăng tỷ trọng vốn huy động trung và dài hạn trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng đã thể hiện được sự tiến bộ của Ngân hàng trong công tác huy động vốn, có những chính sách thích hợp nhằm thu hút nguồn tiền này, qua đó thể hiện niềm tin của khách hàng đối với Ngân hàng ngày càng lớn.
4.2 Khái quát về hoạt động tín dụng.
4.2.1 Phân tích sơ lược về tình hình tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre
4.2.1.1 Doanh số cho vay.
Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay cũng thể hiện sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên để hoạt động tín dụng có hiệu quả thì Ngân hàng cần cân đối nguồn vốn huy động với việc cấp tín dụng, cân đối giữa kỳ hạn tiền gửi với cơ cấu doanh số cho vay thời hạn. Hiểu được điều này, Sacombank – Chi nhánh Bến Tre đã có những chính sách sử dụng vốn một cách hợp lý, vì vậy hoạt động của Ngân hàng trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực.
Bảng 5:Doanh số cho vay theo thời hạn từ năm 2008 đến năm 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % tiềnSố %
Ngắn hạn 524.736 771.126 844.531 246.390 46,95 73.405 9.52
Trung và
dài hạn 825.983 834.698 839.560 8.715 1,06 4.862 0,58
Tổng cộng 1.350.719 1.605.824 1.684.091 255.105 18,89 78.267 4,88
Hình 4: Tình hình doanh số cho vay Sacombank Bến Tre từ năm 2008 đến năm 2010
Nhìn chung qua 3 năm từ 2008 đến 2010 doanh số cho vay của Ngân hàng không ngừng tăng lên. Đây là kết quả của việc thực hiên các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Ngoài ra, doanh số cho vay tăng còn thể hiện quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng mở rộng. Năm 2009 doanh số cho vay của Ngân hàng tăng 255.105 triệu đồng tương ứng với 18,89% so với năm 2008 . Sang đến năm 2010 doanh số cho vay lại tiếp tục tăng 78.267 triệu đồng tương ứng với 4,88% so với năm 2009. Đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng sớm nắm bắt được nhu cầu vốn trên địa bàn, nhanh chóng gia tăng tỷ trọng cho vay đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trên thị trường.
Các khoản cấp tín dụng bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp (ngắn hạn và hạn mức tín dụng) tăng nhanh qua 3 năm, trong khi đó việc cấp tín dụng cho các dự án trung và dài hạn tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng sự gia tăng qua 3 năm là không đáng kể. Trong năm 2009 và năm 2010 doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ tăng lần lượt là 8.715 triệu đồng và 4.862 triệu đồng. Doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn là do chính sách của Ngân hàng tập trung vào mảng mới mà trên địa bàn chưa có đối thủ cạnh tranh, cho vay cán bộ, công nhân viên chức (thời hạn 36 tháng). Các khoản tín dụng ngắn hạn ngày càng tăng trưởng và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2008, tình hình kinh tế khó khăn, các Ngân hàng hầu hết đều tập trung cho vay ngắn hạn để
giảm bớt nguy cơ rủi ro tín dụng và Sacombank – Chi nhánh Bến Tre cũng vậy, Ngân hàng tập trung cho vay tiêu dùng, bổ sung vốn cho các doanh nghiệp bên cạnh cho vay trung, dài hạn.
Bảng 6: Doanh số cho vay theo thời hạn trong 6 tháng đầu năm 2010 và 2011 tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng / 2010 6 tháng / 2011 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 624.153 50,19 905.136 48,71 208.983 45,02
Trung và dài
hạn 619.190 49,81 953.001 51,29 333.811 53,91
Tổng cộng 1.243.343 100 1.858.137 100 614.749 49,45
(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank – Chi nhánh Bến Tre)
Hình 5: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn trong 6 tháng đầu năm 2010 và 2011 tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre
Cùng với sự phát triển của thị trường tín dụng thì doanh số cho vay của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011 đã thể hiện được sự tăng trưởng của
mình. Doanh số cho vay tăng trưởng ở cả 2 khoản mục cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn, nhưng trong đó cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Điều này cũng dễ hiểu là do đã qua thời kỳ khó khăn thì các doanh nghiệp đều mở rộng sản xuất kinh doanh, sửa chữa cơ sở vật chất, cải tiến kỹ thuật để đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Mặt khác, do đã có một khoảng thời gian tiếp xúc với thị trường địa bàn tỉnh Bến Tre, Ngân hàng đã có những hiểu biết nhất định đối với địa phương nên quyết định chuyển sang cho vay trung và dài hạn nhiều hơn vì đây là nguồn thu cao hơn rất nhiều so với cho vay ngắn hạn và qua đó tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn càng cao thì càng thể hiện được sự phát triển tín dụng của Ngân hàng.
4.2.1.2 Doanh số thu nợ.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng một cách chính xác hơn thì chúng ta không chỉ đánh giá thông qua chỉ tiêu doanh số cho vay của Ngân hàng mà ta còn phải xét đến doanh số thu nợ, bởi vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Cho vay đã là một chuyện khó thì việc thu nợ lại càng khó hơn. Thường thì mục đích của Ngân hàng là đồng vốn quay lại với đúng chức năng của nó.
Bất cứ Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển, hoạt động ngày càng hiệu quả thì không chỉ phụ thuộc vào doanh số cho vay, đánh giá đúng khách hàng, tiến hành thu nợ một cách tốt nhất mà còn phải biết cách đề phòng những rủi ro. Nếu khách hàng trả nợ vay cho Ngân hàng luôn đúng hạn thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng đồng vốn của mình có hiệu quả và qua đó cũng phản ánh được hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cho nên doanh số cho vay là điều kiện cần còn doanh số thu nợ là điều kiện đủ để duy trì hoạt động và phát triển. Trong thời gian qua bằng sự cố gắng của mình Sacombank – Chi nhánh Bến Tre đã đạt được kết quả thu nợ theo bảng sau:
Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre từ 2008 đến 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 456.314 718.051 802.006 261.737 57,36 83.955 11,69
Trung, dài
hạn 778.768 795.718 810.110 16.950 2,18 14.392 1,81
Tổng cộng 1.235.082 1.513.769 1.612.116 278.687 22,56 98.347 6,49
(Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng Sacombank Bến Tre)
Hình 6: Tình hình doanh số thu nợ Sacombank – Chi nhánh Bến Tre từ năm 2008 đến năm 2010
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm tăng liên tục. Cụ thể năm 2009 tăng 278.678 triệu đồng tăng 22,56% so với năm 2008 và đến năm 2010 doanh số thu nợ đạt 1.612.116 triệu đồng, tăng 98.347 triệu đồng so với năm 2009. Điều đó đã thể hiện được năng lực của cán bộ tín dụng đã làm tốt công tác đánh giá đúng khách hàng và tư vấn cho khách hàng sử dụng tiền vay hoạt động có hiệu quả để trả nợ cho Ngân hàng.
Nhìn chung trong năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng mạnh, tăng 261.737 triệu đồng, tăng 57,36% so với năm 2008. Sang đến năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng nhưng không còn quá vượt trội như trong năm 2009 nữa. Nguyên nhân là do trong năm 2009, khách hàng vay tiền để mở rộng sản xuất, tiêu dùng sau thời kỳ kinh tế khó khăn làm cho
doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh do đó kéo theo doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng mạnh theo. Bên cạnh đó khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Năng lực của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao.
Qua sơ đồ ta có thể nhận ra thu nợ dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn thu nợ ngắn hạn trong tổng doanh số thu nợ nhưng thu nợ ngắn hạn đang thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng dư nợ. Điều này là do cơ cấu cho vay của Ngân hàng vốn tập trung vào trung và dài hạn và chỉ mới phát triển cho vay ngắn hạn gần đây. Các món vay ngắn hạn được đầu tư có hiệu quả hơn, khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả và trả được nợ cho Ngân hàng.
Bảng 8: Tình hình doanh số thu nợ tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre trong 6 tháng đầu năm 2010 và 2011.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng / 2010 6 tháng /2011 Chênh lệch