Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, để đạt được lợi nhuận thì đều không thể tránh được những rủi ro. Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng, mức độ rủi ro tín dụng được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ xấu. Nếu tồn tại nợ xấu quá lâu do khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc nguyên nhân khác dẫn đến việc Ngân hàng mất khả năng thu hồi vốn thì lúc đó khoản nợ xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
4.3.1 Phân tích tình hình nợ xấu theo thời hạn.
Nợ xấu là một vấn đề mà các Ngân hàng quan tâm. Mức độ rủi ro tín dụng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng, nợ xấu càng cao thì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng càng kém và ngược lại chỉ số này càng nhỏ thì hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng càng cao. Một Ngân hàng muốn tăng trưởng dư nợ một cách an toàn, hiệu quả thì trước
hết phải đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất. Vì thế ta thường đi sâu phân tích, xem xét tình hình nợ xấu để có thể đánh giá được chất lượng của những khoản nợ vay của Ngân hàng.
Bảng 13: Tình hình nợ xấu tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre trong 3 năm 2008, 2009, 2010 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 396 90,62 1.128 28,12 365 41,20 732 184,85 - 763 -67,64 Trung & dài hạn 41 9,38 2.884 71,88 521 58.80 2.843 6.934,1 - 2.363 -81,93 Tổng cộng 437 100 4.012 100 886 100 3.575 818,07 - 3.126 -77,92
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng Sacombank Bến Tre)
Hình 12: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre qua 3 năm 2008, 2009, 2010
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu của Ngân hàng biến động không ổn định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 nợ xấu của Ngân hàng đột nhiên tăng mạnh 3.575 triệu đồng (tăng hơn gấp 8 lần) so với năm 2008. Nợ xấu của năm 2009 tăng mạnh là do tăng ở cả 2 khoản mục ngắn hạn và cả trung, dài hạn
nhưng chủ yếu là trung và dài hạn. Trong năm 2009 nợ xấu trung và dài hạn đạt 2.884 triệu đồng trong khi đó ở cùng thời điểm năm 2008 chỉ là 41 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2008, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế địa phương và cả nước gặp nhiều biến động, lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, vào năm 2009, các tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất của Doanh nghiệp trên địa bàn có vay vốn hầu hết đều bị rơi vào tình trạng thuộc diện quy hoạch, gây khó khăn cho Ngân hàng và các Doanh nghiệp rất nhiều. Ngành thương mại, dịch vụ gặp nhiều khó khăn, có nhiều biến động về giá cả làm cho các đơn vị kinh doanh sản xuất cũng như sinh hoạt của các hộ vay cá thể gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ. Mặt khác, do các đơn vị thanh toán tiền với nhau chậm hoặc trả gói đầu nên các đơn vị này không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn, các khách hàng xin gia hạn không kịp hoặc xin gia hạn nhiều lần buộc Ngân hàng chuyển sang nợ xấu. Tuy nhiên, nợ xấu trung và dài hạn tăng một phần cũng là do khoản nợ của nhiều năm trước chưa thu hồi hết còn tồn đọng đến năm nay.
Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn và chi đạo kịp thời của Ban giám đốc cũng như sự nỗ lực của cán bộ tín dụng Ngân hàng trong công tác đôn thúc thu hồi nợ mà qua năm 2010 tình hình nợ xấu của Ngân hàng đã có những chuyển biến rõ rệt. Nợ xấu năm 2010 chỉ còn 886 triệu đồng (giảm 3.126 triệu đồng, tương ứng 77,92%) so với năm 2009. Sang năm 2010 tình hình kinh tế đã ổn định hơn, bằng các chính sách thu nợ hợp lý, đồng thời Ngân hàng chuyển một số khoản sang hạch toán ngoại bảng nên nợ xấu trung và dài hạn giảm xuỗng rõ rệt. Thêm vào đó Ngân hàng đã tìm đúng đối tượng để cho vay trung và dài hạn và những đối tượng vay này đầu tư có hiệu quả nên đã trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng làm nợ xấu trung và dài hạn của Ngân hàng giảm đi. Ngân hàng đã có những sữa chữa trong quy định cho vay vốn, bắt buộc cán bộ tín dụng phải thực hiện khâu trích lục những dự án quy hoạch của tỉnh nhà trước khi xem xét nhận tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất. Trong năm 2010 thì điều này đã thể hiện được tính đúng đắn của quyết định, quy đó làm giảm nguy cơ của Ngân hàng về mặt tài sản đảm bảo.
Về nợ xấu ngắn hạn cũng có những biến động giống như nợ xấu trung và dài hạn nhưng tần suất biến động ở mức nhỏ hơn vì các khoản vay ngắn hạn thường dễ kiểm soát và thu hồi hơn so với các khoản vay trung và dài hạn. Đi kèm theo đó là giá trị của các khoản vay ngắn hạn luôn nhỏ hơn trung và dài hạn nên dù có biến động cũng không lớn như trung và dài hạn.
Nhìn vào bảng cơ cấu tình hình nợ xấu của Ngân hàng qua 3 năm ta thấy được tỷ trọng của nợ xấu trong năm 2008 nghiêng hẳn về nợ ngắn hạn, điều này cũng dễ hiểu là do trong năm 2008, tình hình đất nước khó khăn, các khoản nợ khó thu hồi hơn so với bình thường, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn thì lại biểu hiện trong năm này. Sang đến năm 2009 và 2010 thì cán cân tỷ trọng lại đảo ngược lại, nợ xấu trung và dài hạn lại chiếm tỷ trong lớn hơn, nguyên nhân là do các khoản cho vay trung và dài hạn đến hạn trả nhưng tình hình kinh tế khó khăn nên không thể trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng, cộng thêm giá trị của các khoản nợ trung và dài hạn lại lớn hơn so với nợ ngắn hạn nên kéo theo tỷ trọng của nợ xấu trung và dài hạn tăng mạnh đột biến. Trong năm 2009 và năm 2010 Ngân hàng cho vay các dự án đầu tư nhưng bị vấp phải tình trạng tài sản đảm bảo của khách hàng là quyền sử dụng đất thuộc vào diện bị quy hoạch, khách hàng không có tài sản khác thêm vào khiến cho Ngân hàng buộc phải hạ thấp mức cấp tín dụng cho các khách hàng đó, khi họ không có đủ số vốn như yêu cầu thì kinh doanh không đạt hiệu quả như đề án, có một số khách hàng khi xảy ra tình huống như vậy thì lại không sử dụng số tiền vay sử dụng cho mục đích ban đầu mà đầu tư vào mục đích khác. Thêm vào đó là do số lượng khách hàng lớn nên công tác quản lý nợ, thực hiện quy trình tín dụng của cán bộ tín dụng chưa đầy đủ và đúng theo quy định. Nhưng điều đó đã được cải thiện rõ rệt qua năm 2010, Ngân hàng đã mạnh mẽ thu hồi các khoản vốn đã cho khách hàng vay nhưng cố ý không sử dụng đúng với mục đích, thêm vào đó Ngân hàng hạn chế nhận tài sản đảm bảo là việc quyền sử dụng đất trong phạm vi Thành phố và vùng lân cận mà có nguy cơ thuộc diện quy hoạch cao như trung tâm hay gần các khu công nghiệp nên số lượng nợ xấu đã giảm rõ rệt.
Bảng 14: Tình hình rủi ro tín dụng theo thời hạn cho vay tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre qua 3 năm 2008, 2009, 2010.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Về ngắn hạn Dư nợ Triệu đồng 73.926 162.181 219.749 Nợ xấu Triệu đồng 396 1.128 365 Tỷ lệ RRTD % 0,53 0,69 0,17 2. Về trung và dài hạn Dư nợ Triệu đồng 165.330 168.500 183.537 Nợ xấu Triệu đồng 41 2.884 521 Tỷ lệ RRTD % 0,02 1,71 0,28
(Nguồn: sinh viên tự tổng hợp)
Nhìn chung qua nghiên cứu số liệu qua 3 năm thì rủi ro tín dụng tăng mạnh trong năm 2009 do nợ xấu tăng đột biến rồi lại giảm vào năm 2010. Tỷ lệ rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong năm 2009 tuy tăng cao nhưng vẫn ở mức an toàn (dưới 4%). Như đã nói ở trên, tỷ lệ rủi ro tín dụng tăng cao trong năm 2009 là do ảnh hưởng của những biến động kinh tế và chính sách tiền tệ của NHNN trong năm 2008 kéo dài sang đến năm 2009.
Qua số liệu phân tích ta thấy tỷ lệ rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân là do đối với các dự án vay dài hạn, tuy Ngân hàng luôn cẩn trọng trong công tác thẩm định dự án, thẩm định tài sản cũng như uy tín người vay nhưng do thời hạn của khoản vay lâu nên dễ có những sơ sót trong công tác kiểm tra cũng như kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng nên rủi ro là điều không thể đoán trước được. Nguyên nhân từ rủi ro của khách hàng vay vốn cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nguyên nhân rủi ro của Ngân hàng. Khi khách hàng vay vốn sản xuất thua lỗ, hay những nguyên nhân bất khả kháng không lường trước được ảnh hưởng đến năng suất kinh doanh như thời tiết bất lợi, dịch bệnh bùng phát… hoặc do khách hàng vay vốn và sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất khả năng trả
vốn gốc và lãi cho Ngân hàng, hoặc cũng có thể do khách hàng cố ý lừa đảo Ngân hàng bằng cách đem cùng một tài sản thế chấp ở nhiều Ngân hàng để được vay nhiều hơn.
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong năm 2009 tăng lên một cách đột biến. Nguyên nhân trong đó là hầu hết các món vay là từ năm 2007 và năm 2008 nhưng khách hàng không trả được nợ và đến đầu năm năm 2009 thì các món nợ này bị chuyển sang nhóm 3 khiến cho Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Sau đây là một số khách hàng điển hình gây ra tình trạng trên: Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thanh Tâm, dư nợ: 1.220.335.000 đồng, DNTN Quang Hiếu, dư nợ: 750.000.000 đồng, Khách hàng Nguyễn Thúy Hồng Hạnh, dư nợ: 800.000.000 đồng.
Trong năm 2009 Ngân hàng đã thực hiện đôn đốc thu hồi nợ đối với các khách hàng trên và làm thủ tục khởi kiện nhưng trong quá trình khởi kiện thì các khách hàng trên đã trả được các khoản nợ trên bằng cách vay ngoài. Điều đó đã làm cho nợ xấu trung và dài hạn của Ngân hàng trong năm 2010 đã giảm xuống rõ rệt.
Bảng 15: Tình hình nợ xấu tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre trong 6 tháng đầu năm 2010 và 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng / 2010 6 tháng / 2011 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 514 64,25 6.045 96,77 5.531 1076,07
Trung &
Dài hạn 286 35,75 202 3,23 -84 -29,37
Tổng cộng 800 100 6.247 100 5.447 680,88
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng Sacombank Bến Tre)
Qua bảng số liệu ta thấy được tình hình nợ xấu tổng thể của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011 có sự gia tăng rõ rệt, trong đó nợ xấu trung & dài hạn thì có sự giảm đi nhưng không đáng kể so với sự gia tăng của nợ xấu ngắn hạn nên sự gia tăng nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2011 chủ yếu là về ngắn
hạn. Nợ xấu ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2011chủ yếu là do dư nợ của DNTN Tiến Phát không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng nên bị chuyển nhóm nợ lên nợ xấu. Doanh nghiệp này chuyên kinh doanh xăng dầu nhưng do bán gói đầu cho các tàu cá quá nhiều không thể thu hồi nợ trả nợ cho Ngân hàng, một phần trong đó là do khách hàng mua đất nhưng không thể bán lại được. Bên cạnh đó Doanh nghiệp còn vay vốn của các Ngân hàng khác đầu tư vào bất động sản nhưng cũng thất bại. Ngoài ra, Ngân hàng còn có cơ cấu cho vay góp chợ, tuy các món vay của nhóm các khách hàng này có số dư nợ của mỗi khách hàng là nhỏ nhưng do đầu năm nay một số khách hàng kinh doanh về quần áo may sẵn, đồ nội thất gia đình… kinh doanh ế ẩm, không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng nên làm nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng tăng lên.
Bảng 16: Tình hình rủi ro tín dụng theo thời hạn cho vay tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre trong 6 tháng đầu năm 2010 và 2011
Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng / 2010 6 tháng / 2011 1. Về ngắn hạn Dư nợ Triệu đồng 185.131 305.882 Nợ xấu Triệu đồng 514 6.045 Tỷ lệ RRTD % 0,28 1,98 2. Về trung và dài hạn Dư nợ Triệu đồng 142.109 198.032 Nợ xấu Triệu đồng 286 202 Tỷ lệ RRTD % 0,20 0,10
(Nguồn: sinh viên tự tổng hợp)
Qua bảng số liệu ta thấy trong 6 tháng đầu năm 2011 thì tỷ lệ rủi ro tín dụng trung và dài hạn là rất nhỏ. Dư nợ trung và dài hạn trong 6 tháng đầu năm 2011 tuy tăng lên nhưng các khoản nợ xấu trung và dài hạn của Ngân hàng lại giảm đi khiến cho tỷ lệ rủi ro tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng giảm đi. Điều này chứng tỏ được công tác quản lý nợ của Ngân hàng hoạt động rất có hiệu quả. Tình hình kinh tế phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp làm ăn có lời nên trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Về rủi ro tín dụng ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2011 lại tăng lên đột biến là do các nhóm khách hàng sau có dư nợ bị chuyển sang nhóm nợ xấu: Khách hàng Mai Ngọc Thu, dư nợ 551 triệu đồng, DNTN Tiến Phát, dư nợ hiện tại của 6 món vay của DN là 5.307.250.000 đồng
Hiện Ngân hàng đã trích bán một phần tài sản của các khách hàng trên và đang tiếp tục thanh lý bán tiếp tài sản để làm giảm dư nợ của khách hàng.
4.3.2 Phân tích tình hình rủi ro nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh.
Tình hình dư nợ theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng được thể hiện qua bảng 17:
Qua bảng 17 ta thấy được tình hình dư nợ của các nhóm ngành qua các năm tăng giảm không đều nhau.
Công nghiệp & Xây dựng:
Qua bảng số liệu ta thấy được dư nợ cho vay của ngành công nghiệp & xây dựng của Ngân hàng có sự gia tăng qua các năm. Đây là điều dễ hiểu trong hoàn cảnh hiện nay. Hiện tỉnh Bến Tre là một tỉnh có nền kinh tế mới phát triển trong thời gian gần đây, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của tỉnh nhà là một điều tất yếu. Trong năm 2008, do Ngân hàng mới đặt chi nhánh tại Bến Tre trong cuối năm 2006 và cho vay trong ngành này chủ yếu là cho vay trung và dài hạn nên Ngân hàng không thể cạnh tranh với một số Ngân hàng đã có nguồn gốc lâu dài tại đây nên dư nợ cho vay của Ngân hàng là rất khiêm tốn. Tình hình này trong năm 2009 và 2010 đã có sự chuyển biến rõ rệt, dư nợ của Ngân hàng trong ngành công nghiệp & xây dựng tăng lên qua các năm và đến những tháng đầu năm 2011, dư nợ của Ngân hàng đã đạt con số 101.434 triệu đồng (tăng 79.275 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010). Do những chính sách hợp lý nên Ngân hàng đã có những bước phát triển nhảy vọt trong cho vay ngành này, thêm vào đó do cơ cấu huy động vốn trung và dài hạn của Ngân hàng ngày càng được cải thiện nên Ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư vào cho vay trung và dài hạn.
B ản g 17 : T ìn h h ìn h d ư n ợ t h eo n gà n h n gh ề k in h d oa n h t ại S ac om b an k - C h i n