Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 43 - 46)

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng một cách chính xác hơn thì chúng ta không chỉ đánh giá thông qua chỉ tiêu doanh số cho vay của Ngân hàng mà ta còn phải xét đến doanh số thu nợ, bởi vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Cho vay đã là một chuyện khó thì việc thu nợ lại càng khó hơn. Thường thì mục đích của Ngân hàng là đồng vốn quay lại với đúng chức năng của nó.

Bất cứ Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển, hoạt động ngày càng hiệu quả thì không chỉ phụ thuộc vào doanh số cho vay, đánh giá đúng khách hàng, tiến hành thu nợ một cách tốt nhất mà còn phải biết cách đề phòng những rủi ro. Nếu khách hàng trả nợ vay cho Ngân hàng luôn đúng hạn thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng đồng vốn của mình có hiệu quả và qua đó cũng phản ánh được hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cho nên doanh số cho vay là điều kiện cần còn doanh số thu nợ là điều kiện đủ để duy trì hoạt động và phát triển. Trong thời gian qua bằng sự cố gắng của mình Sacombank – Chi nhánh Bến Tre đã đạt được kết quả thu nợ theo bảng sau:

Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre từ 2008 đến 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 456.314 718.051 802.006 261.737 57,36 83.955 11,69

Trung, dài

hạn 778.768 795.718 810.110 16.950 2,18 14.392 1,81

Tổng cộng 1.235.082 1.513.769 1.612.116 278.687 22,56 98.347 6,49

(Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng Sacombank Bến Tre)

Hình 6: Tình hình doanh số thu nợ Sacombank – Chi nhánh Bến Tre từ năm 2008 đến năm 2010

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm tăng liên tục. Cụ thể năm 2009 tăng 278.678 triệu đồng tăng 22,56% so với năm 2008 và đến năm 2010 doanh số thu nợ đạt 1.612.116 triệu đồng, tăng 98.347 triệu đồng so với năm 2009. Điều đó đã thể hiện được năng lực của cán bộ tín dụng đã làm tốt công tác đánh giá đúng khách hàng và tư vấn cho khách hàng sử dụng tiền vay hoạt động có hiệu quả để trả nợ cho Ngân hàng.

Nhìn chung trong năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng mạnh, tăng 261.737 triệu đồng, tăng 57,36% so với năm 2008. Sang đến năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng nhưng không còn quá vượt trội như trong năm 2009 nữa. Nguyên nhân là do trong năm 2009, khách hàng vay tiền để mở rộng sản xuất, tiêu dùng sau thời kỳ kinh tế khó khăn làm cho

doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh do đó kéo theo doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng mạnh theo. Bên cạnh đó khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Năng lực của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao.

Qua sơ đồ ta có thể nhận ra thu nợ dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn thu nợ ngắn hạn trong tổng doanh số thu nợ nhưng thu nợ ngắn hạn đang thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng dư nợ. Điều này là do cơ cấu cho vay của Ngân hàng vốn tập trung vào trung và dài hạn và chỉ mới phát triển cho vay ngắn hạn gần đây. Các món vay ngắn hạn được đầu tư có hiệu quả hơn, khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả và trả được nợ cho Ngân hàng.

Bảng 8: Tình hình doanh số thu nợ tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre trong 6 tháng đầu năm 2010 và 2011.

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng / 2010 6 tháng /2011 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 626.107 49,84 921.060 51,45 294.953 47,11

Trung và dài hạn 630.118 50,16 869.070 48,55 238.952 37,92

Tổng cộng 1.256.225 100 1.790.13

0 100 533.905 42,51

Hình7: Tình hình doanh số thu nợ tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre trong 6 tháng đầu năm 2010 và 2011.

Nhìn chung tình hình dư nợ trong 6 tháng đầu năm 2011 có chiều hướng tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2010. Doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2011 đạt 1.790.130 triệu đồng (tăng 533.905 triệu đồng, tương ứng 42,51%) so với cùng kỳ năm 2010. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ, NHNN như giảm lãi suất cho vay tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trả nợ. Bên cạnh đó trình độ chuyên môn và khả năng quản lý khách hàng của Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Cơ cấu thu nợ của nợ ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2011 cũng tăng cao hơn so với nợ trung và dài hạn. Điều này một phần là do doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2010 cao hơn doanh số cho vay trung và dài hạn nên kéo theo doanh số thu nợ ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2011 cũng tăng theo.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 43 - 46)