Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 25)

Phản ánh tỷ lệ khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do những khách hàng của Ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng RRTD được trích lập Tỷ lệ dự phòng RRTD = --- x 100(%) Tổng dư nợ 2.1.4.3 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng.

Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của Ngân hàng.

Dự phòng RRTD được trích lập

Khả năng bù đắp RRTD = --- x 100(%)

Nợ xấu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu trực tiếp từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bến Tre trong 3 năm 2008, 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2008, 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011.

- Bảng cân đối kế toán trong 3 năm 2008, 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011.

- Bảng báo cáo tình hình hoạt động tín dụng

- Bảng báo cáo phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro trong 3 năm 2008, 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011.

Tổng hợp các số liệu sơ cấp, thứ cấp và những số liệu thu thập được từ việc tiếp xúc thực tế tại địa bàn Bến Tre.

2.2.2 Phương pháp phân tích xử lý số liệu.

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

y = y1 – y0

Trong đó:

Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau

Y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CN BẾN TRE

3.1 Khái quát về ngân hàng

Sacombank đựoc thành lập ngày 21/12/1991, trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường. Sacombank đựoc thành lập từ 4 tổ chức tín dụng gồm: Ngân hàng kinh tế Gò Vấp và 3 hợp tác xã (gồm: Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia). Với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng và 100 cán bộ công nhân viên.

Sacombank là một trong những Ngân hàng đầu tiên nhận được vốn và hỗ trợ kỹ thuật của các cổ đông nước ngoài:

- DC, Tập đoàn Quản Lý Quỹ Dragon Capital (Anh Quốc) - Ngân hàng ANZ (tại Úc)

Năm 1996 Sacombank là Ngân hàng đầu tiên có sáng kiến bán cổ phiếu ra công chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu (trước đó là 100.000 đồng/cổ phíếu).

Ngày 12/07/2006 Sacombank trở thành Ngân hàng Việt Nam đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán (HOSE).

Các công ty trực thuộc của Sacombank:

1. Công ty Quản lý nợ & Khai thác tài sản (Sacombank-SBA) 2. Công ty Kiều hối (Sacombank-SBR)

3. Công ty Cho thuê tài chính (Sacombank-SBL) 4. Công ty Chứng khoán (Sacombank-SBS)

5. Công ty Vàng bạc đá quý (Sacombank-SBJ), thương hiệu vàng THẦN TÀI SACOMBANK

6. Công ty Công nghệ thông tin Sài Gòn Thương Tín (STB-Tech)

Tính đến hết năm 2010 Sacombank đạt được: Vốn điều lệ là 9.179 tỷ đồng, Vốn chủ sở hữu là 13.000 tỷ đồng, Tổng tài sản đạt 142.270 tỷ đồng, Lợi nhuận trước thuế là 2.400 tỷ đồng, Nguồn nhân sự là 10.900 CBNV.

Sacombank – những cái đầu nhất và đầu tiên đáng tự hào:

- Số lượng cổ đông đại chúng đông nhất (gần 90.000 cổ đông)

- Cổ phiếu Ngân hàng được niêm yết trên TTCK đầu tiên (12/07/2006) - NH liên doanh với Công ty quản lý Quỹ đầu tiên (VFM – ngày 14/07/2003)

- Thực hiện lễ chào cờ đầu tuần tại các Hội sở, Chi nhánh, Công ty trực thuộc

- Ngân hàng đạt 3 kỷ lục VietBook (NH Niêm Yết đầu tiên, VFM và NH có CN phục vụ Phụ nữ)

- Ngân hàng có nhiều Công ty trực thuộc, liên doanh và liên kết

- Ngân hàng có Chi nhánh phục vụ riêng cho Phụ nữ (8/3 Tp.HCM & 8/3 Hà Nội)

- Ngân hàng có Chi nhánh phục vụ riêng cho người Hoa (CN Hoa Việt) - Ngân hàng cổ phần có mạng lưới rộng nhất (362 điểm GD và đứng thứ 4 trong hệ thống NH VN)

- Ngân hàng đầu tiên có mặt tại nước ngoài (Chi nhánh tại Lào và Campuchia)

Tầm nhìn: Phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương.

Sứ mệnh: Tối đa hóa giá trị cho khách hàng, nhà đầu tư và đội ngũ nhân viên, đồng thời thể hiện cao nhất trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.

Giá trị cốt lõi:

- Tiên phong: Sacombank luôn là người mở đường và sẵn sàng chấp nhận vượt qua thác thức trên tiến trình phát triển để tìm ra những hướng đi mới.

- Tư duy sáng tạo và năng động: Luôn đổi mới phương pháp tư duy là phương châm hoạt động của Sacombank nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Trọn tâm – Trọn tín: Sự chuyên nghiệp tận tâm và uy tín cao nhất đối với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp là nguyên tắc ứng xử của mỗi thành viên Sacombank.

- Tôn vinh giá trị đạo đức và nhân văn: Sacombank luôn kết hợp nhuần nhuyễn giữa mục tiêu phát triển an toàn hiệu quả và bền vững song song với việc đề cao các giá trị đạo đức và nhân văn thông qua mối quan tâm sâu sắc đến cộng đồng và xã hội.

- Tạo dựng sự khác biệt: Luôn đột phá và tạo nên sự khác biệt trong các mô hình kinh doanh và các sản phẩm dịch vụ là một trong những kim chỉ nam tạo dựng lợi thế cạnh tranh của Sacombank trên thương trường.

Giá trị vươn xa tinh hoa hội tụ: Xem nhân lực là tài sản quý giá nhất của mình, Sacombank đã xây dựng một môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp cùng một chính sách nhân sự tối ưu

Sacombank cam kết không ngừng gia tăng giá trị tài sản của các cổ đông thông qua hoạt động kinh doanh linh hoạt. Hướng đến và không ngừng tạo ra các giá trị gia tăng cho khách hàng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong hành trình phát triển của Sacombank qua các thời kỳ.

3.1.2 Giới thiệu về Sacombank – Chi nhánh Bến Tre

Do nhu cầu phát triển mạng lưới trên địa bàn tỉnh Bến Tre để đưa các dịch vụ của Ngân hàng phục vụ dân cư và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nên vào ngày 03/10/2006 Sacombank - Chi nhánh Bến Tre được khai trương hoạt động, địa chỉ đặt tại số 16 Hai Bà Trưng, phường 2, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Từ những ngày đầu với số lượng cán bộ nhân viên dưới 30 người, cơ sở vật chất hạn chế. Hiện nay số lượng cán bộ nhân viên Chi nhánh đạt tới 109 người.

Ngày 24/07/2011 Sacombank Chi nhánh Bến Tre chính thức khánh thành trụ sở mới tại địa chỉ 14C1 Đại lộ Đồng Khởi, Phường 2, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Trụ sở Sacombank - Chi nhánh Bến Tre được đầu tư xây dựng khang trang với tổng diện tích sử dụng gần 6.677m2 gồm 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 8 lầu và sân thượng với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng, tọa lạc tại trung tâm thương mại và khu tài chính – ngân hàng của Thành phố Bến Tre.

Đến nay mạng lưới hoạt động của Sacombank tại Bến Tre bao gồm 1 Chi nhánh và 4 Phòng giao dịch trực thuộc (PGD Mỏ Cày, PGD Bình Đại, PGD Đồng Khởi, PGD Chợ Lách).

Sau 5 năm hoạt động, Sacombank – Chi nhánh Bến Tre đã có nhiều đóng góp tích cực cho quá trình phát triển của Sacombank nói chung và cho hoạt động kinh tế của tỉnh Bến Tre nói riêng. Tính đến hết tháng 09 năm 2011, Chi nhánh có tổng huy động vốn đạt 862 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch năm, tổng dư nợ cho vay 510 tỷ đồng đạt 103% kế hoạch năm và đống góp vào lợi nhuận cho Ngân hàng hơn 16 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch năm. Hiện Chi nhánh đang phục vụ nhu cầu tài chính cho trên 18.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ tổng quát của Sacombank – Chi nhánh Bến Tre Bến Tre

Sacombank – Chi nhánh Bến Tre thực hiện những nhiệm vụ sau trên địa bàn Thành phố Bến Tre và các huyện của tỉnh Bến Tre:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại hình tiền gửi khác.

- Thực hiện các hoạt động huy động vốn khác theo ủy quyền của Hội sở. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển khoản, ngân quỹ theo yêu cầu của khách hàng, dịch vụ địa ốc, Phone banking, Home banking…

- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay sinh hoạt, cho vay tiêu dùng của dân cư, cho vay mua sắm, sữa chữa và xây dựng nhà ở, đặc biệt Sacombank có hệ thống cho vay cán bộ công nhân viên với lãi suất ưu đãi…

- Thực hiện nghiệp vụ mua, bán, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối… và các nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng như: bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các loại hình bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước.

- Nhận ký gửi, lưu giữ các loại giấy tờ có giá.

- Thực hiện liên doanh, đầu tư theo ủy nhiệm của Hội sở.

3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Nó cũng như những doanh nghiệp sản xuất khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng phải quản lý tốt các mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, giảm thiểu các chi phí, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm trang thiết bị, công tác phí... đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi, lỗ trong kinh doanh của Ngân hàng. Việc phân tích bảng này cũng giúp chúng ta thấy được những khoản chi phí bất hợp lý hoặc phát hiện ra những lĩnh vực kinh doanh mang

lại hiệu quả cao. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhờ sự bám sát việc chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên cùng với giải pháp điều hành năng động, sáng tạo và hữu hiệu của Ban lãnh đạo, cộng với sự cố gắng vươn lên của tập thế cán bộ công nhân viên chi nhánh, Sacombank – Chi nhánh Bến Tre đã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể qua bảng sau:

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank – Chi nhánh Bến Tre qua 3 năm 2008, 2009, 2010

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Giá trị % Giá trị % Tổng thu 33.322 47.451 76.492 14.129 42,40 29.041 61,20 - Thu lãi cho vay 32.081 45.830 74.055 13.749 42,86 28.225 61,59 - Thu dịch vụ 1.241 1.621 2.437 380 30,62 816 50,34 Tổng chi 28.995 39.009 67.575 10.014 34,54 28.566 73,23 - Chi lãi cho vay 22.373 31.614 56.458 9.241 41,30 24.844 78,58 - Chi dịch vụ 165 214 276 49 29,70 62 28,97 - Chi hoạt động 6.457 7.181 10.841 724 11,21 3.660 50,97 Lợi nhuận 4.327 8.442 8.917 4.115 95,10 475 5,63

Hình 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm

Về thu nhập của Ngân hàng tăng đều qua các năm cụ thể là năm 2009 tăng 14.129 triệu đồng (tăng 42,4%), qua năm 2010 thì lại tăng lên vượt bậc tăng 29.041 triệu đồng (tăng 61,2%). Thu nhập của Ngân hàng tăng qua 3 năm, nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng tăng được khoản thu lãi cho vay, trong năm 2009 thu lãi cho vay tăng 42,86% so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 thì thu lãi cho vay lại tăng thêm 61,59% so với năm 2009. Qua đó ta thấy được mặt tích cực của công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng luôn theo sát và đôn thúc khách hàng trả nợ. Một phần cũng là do qua năm 2009 tình hình kinh tế thị trường có phần tiến triển sau cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra trong 3 năm qua ta thấy nguồn thu từ dịch vụ của Ngân hàng tuy nhỏ nhưng đang tăng trưởng đều qua 3 năm phân tích, đây là nguồn thu rất an toàn cho Ngân hàng vì nguy cơ rủi ro rất nhỏ và lại ít chịu chi phí cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì có thu vào là có chi ra, tổng chi phí của Sacombank Bến Tre cũng tăng lên. Cụ thể tổng chi phí năm 2009 tăng 10.014 triệu đồng (tăng 34,5%), năm 2010 tăng 28.556 triệu đồng (tăng 73,2%). Trong cơ cấu chi phí của Ngân hàng thì chi lãi cho vay và chi hoạt động tăng lên rõ rệt. Chi phí hoạt động tăng lên cho ta thấy được sự phát triển của Ngân hàng, các hoạt động ngày càng mở rộng nhằm tìm thêm doanh thu về cho Ngân hàng. Bên cạnh đó thì chi lãi cho vay cũng tăng theo. Lạm

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận

phát cũng là nguyên nhân gây nên các khoản nợ xấu, Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nên cũng đẩy khoản chi phí của Ngân hàng tăng lên.

Lợi nhuận là phần còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận là một yếu tố quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả rõ rệt, năm 2009 tăng lên 4.115 triệu đồng (tăng 95,1 %) so với năm 2008, sở dĩ có sự tăng trưởng vượt bậc đó là do tổng thu của Ngân hàng trong năm 2009 tăng lên đáng kể so với chi phí. Lợi nhuận của Ngân hàng tăng cho thấy được công tác điều hành hoạt động của Ngân hàng, cơ chế lãi suất, chính sách của Ngân hàng đạt được những hiệu quả nhất định. Qua năm 2010 thu nhập tuy có tăng trưởng nhưng có phần chậm lại so với năm 2009, tăng 475 triệu đồng (tăng 5,6%) so với năm 2009. Do đầu năm 2010 các Ngân hàng chạy đua trong việc huy động vốn đẩy lãi suất lên cao, các khoản chi phí của Ngân hàng do đó cũng tăng cao. Trong năm 2010 Ngân hàng cũng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng ngân hàng hơn nữa cho khách hàng. Điều đó thể hiện qua việc chi hoạt động của Ngân hàng tăng lên rõ rệt, tăng 3.660 triệu đồng (tăng 51%) so với năm 2009.

Nhìn chung, qua đó ta thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm khá tốt, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này cho thấy Ngân hàng từng bước hoàn thiện mình cũng như việc khẳng định uy tín, năng lực quản lý, là chỗ dựa đáng tin cậy cho khách hàng và các nhà đầu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 25)