Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 40 - 43)

Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay cũng thể hiện sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên để hoạt động tín dụng có hiệu quả thì Ngân hàng cần cân đối nguồn vốn huy động với việc cấp tín dụng, cân đối giữa kỳ hạn tiền gửi với cơ cấu doanh số cho vay thời hạn. Hiểu được điều này, Sacombank – Chi nhánh Bến Tre đã có những chính sách sử dụng vốn một cách hợp lý, vì vậy hoạt động của Ngân hàng trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực.

Bảng 5:Doanh số cho vay theo thời hạn từ năm 2008 đến năm 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % tiềnSố %

Ngắn hạn 524.736 771.126 844.531 246.390 46,95 73.405 9.52

Trung và

dài hạn 825.983 834.698 839.560 8.715 1,06 4.862 0,58

Tổng cộng 1.350.719 1.605.824 1.684.091 255.105 18,89 78.267 4,88

Hình 4: Tình hình doanh số cho vay Sacombank Bến Tre từ năm 2008 đến năm 2010

Nhìn chung qua 3 năm từ 2008 đến 2010 doanh số cho vay của Ngân hàng không ngừng tăng lên. Đây là kết quả của việc thực hiên các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Ngoài ra, doanh số cho vay tăng còn thể hiện quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng mở rộng. Năm 2009 doanh số cho vay của Ngân hàng tăng 255.105 triệu đồng tương ứng với 18,89% so với năm 2008 . Sang đến năm 2010 doanh số cho vay lại tiếp tục tăng 78.267 triệu đồng tương ứng với 4,88% so với năm 2009. Đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng sớm nắm bắt được nhu cầu vốn trên địa bàn, nhanh chóng gia tăng tỷ trọng cho vay đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trên thị trường.

Các khoản cấp tín dụng bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp (ngắn hạn và hạn mức tín dụng) tăng nhanh qua 3 năm, trong khi đó việc cấp tín dụng cho các dự án trung và dài hạn tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng sự gia tăng qua 3 năm là không đáng kể. Trong năm 2009 và năm 2010 doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ tăng lần lượt là 8.715 triệu đồng và 4.862 triệu đồng. Doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn là do chính sách của Ngân hàng tập trung vào mảng mới mà trên địa bàn chưa có đối thủ cạnh tranh, cho vay cán bộ, công nhân viên chức (thời hạn 36 tháng). Các khoản tín dụng ngắn hạn ngày càng tăng trưởng và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2008, tình hình kinh tế khó khăn, các Ngân hàng hầu hết đều tập trung cho vay ngắn hạn để

giảm bớt nguy cơ rủi ro tín dụng và Sacombank – Chi nhánh Bến Tre cũng vậy, Ngân hàng tập trung cho vay tiêu dùng, bổ sung vốn cho các doanh nghiệp bên cạnh cho vay trung, dài hạn.

Bảng 6: Doanh số cho vay theo thời hạn trong 6 tháng đầu năm 2010 và 2011 tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng / 2010 6 tháng / 2011 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 624.153 50,19 905.136 48,71 208.983 45,02

Trung và dài

hạn 619.190 49,81 953.001 51,29 333.811 53,91

Tổng cộng 1.243.343 100 1.858.137 100 614.749 49,45

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank – Chi nhánh Bến Tre)

Hình 5: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn trong 6 tháng đầu năm 2010 và 2011 tại Sacombank – Chi nhánh Bến Tre

Cùng với sự phát triển của thị trường tín dụng thì doanh số cho vay của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011 đã thể hiện được sự tăng trưởng của

mình. Doanh số cho vay tăng trưởng ở cả 2 khoản mục cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn, nhưng trong đó cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Điều này cũng dễ hiểu là do đã qua thời kỳ khó khăn thì các doanh nghiệp đều mở rộng sản xuất kinh doanh, sửa chữa cơ sở vật chất, cải tiến kỹ thuật để đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Mặt khác, do đã có một khoảng thời gian tiếp xúc với thị trường địa bàn tỉnh Bến Tre, Ngân hàng đã có những hiểu biết nhất định đối với địa phương nên quyết định chuyển sang cho vay trung và dài hạn nhiều hơn vì đây là nguồn thu cao hơn rất nhiều so với cho vay ngắn hạn và qua đó tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn càng cao thì càng thể hiện được sự phát triển tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w