Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 110 - 120)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Thực nghiệm thăm dò

Do sự nhận thức và trình độ nhất là năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh không đồng đều nên khả năng tiếp nhận, thực hiện và giải quyết từng loại bài tập của học sinh rất khác nhau. Đặc biệt, còn một số học sinh chưa tự mình giải quyết được tất cả các bài tập trong hệ thống, một số em còn thụ động trong khi làm bài tập. Một số em còn lứng túng khi thao tác trên máy tính. Điều này cũng dễ hiểu vì các bài tập thực nghiệm có mức độ khó, dễ khác nhau như loại bài tập tổng hợp về dấu câu là những bài tập có tính chất tổng hợp người thực hiện phải là những người có kiến thức và kĩ năng sử dụng dấu câu vững vàng. Tuy nhiên, bên cạnh những nhược điểm nêu trên, đa số học sinh tham gia thực nghiệm đều làm bài khá tốt các bài tập thực nghiệm với thái độ nghiêm túc. Các em đã tiếp cận và có hướng giải quyết các bài tập một cách nhanh chóng và chính xác. Một số em không chỉ thực hiện đúng, đủ yêu cầu của bài tập mà còn thể hiện các thao tác trên máy một cách thuần thục. Cách giải quyết các bài tập đạt yêu cầu.

Qua kết quả thăm dò cho thấy hệ thống bài tập câu của luận văn phù hợp với đối tượng học sinh sinh tiểu học và không gây khó khăn cho người học mặc dù việc giải quyết các yêu cầu của bài tập không phải là đơn giản, dễ dàng. Hệ thống bài tập đã gây được sự hứng thú cho học sinh bằng cách đưa vào luận văn nhiều bài tập lấy từ trong những tác phẩm quen thuộc trong sách giáo khoa. Đặc biệt các loại bài tập của luận văn đã bám sát chương trình do Bộ giáo dục

- Đào tạo ban hành, hướng người học vào thực tiễn, theo sự đổi mới của sự nghiệp giáo dục.

Từ những ưu điểm đã đạt được trong kết quả thực nghiệm thăm dò cùng với việc căn cứ vào thời gian làm bài, kết quả làm bài chúng tôi có cơ sở để khẳng định hệ thống bài tập của luận văn có thể sử dụng trong dạy học phần dấu câu của môn Tiếng Việt cho sinh tiểu học. Từ hệ thống và các cách thiết kế dạng bài trắc nghiệm này các thầy cô giáo có thể tự thiết kế cho từng đối tượng học sinh của mình những bài tập tương tự để dễ dàng đưa vào công nghệ thông tin.

3.5.2. Thực nghiệm kiểm tra đánh giá

Tổng số học sinh tham gia thực nghiệm (tham gia làm bài tập dấu câu) là 107 em.

Sau khi thực nghiệm thăm dò chúng tôi xây dựng một đề kiểm tra giấy cho cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với nội dung và quy định thời gian như sau:

ĐỀ KIỂM TRA

Thời gian: 40 phút 1. (1 điểm) Em hãy ghi dấu chấm (.) vào những câu hoàn chỉnh:

(1) Gió rít ngoài cửa sổ (2) Bên ngoài bức tường (3) Lũ đom đóm

(4) Chị Ong nâu lượn một vòng

(5) Em trở về nhà sau một ngày vui chơi thỏa thích

2. (1 điểm) Hãy khoanh vào câu trả lời đúng. Dấu phẩy (,) có tác dụng gì trong câu dưới đây?

Các cô cậu học trò mới bỡ ngỡ, rụt rè nép bên mẹ.

(2) Ngăn các bộ phận cùng chức vụ trong câu (vị ngữ) (3) Ngăn các vế trong câu ghép đẳng lập

3. (1 điểm) Điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm trong mỗi câu sau:

Cứ đến tháng mười, cao nguyên đá Đồng Văn... Hà Giang... lại bạt ngàn hoa tam giác mạch .

4. (3 điểm) Đoạn văn dưới đây thiếu dấu chấm em hãy đặt dấu chấm vào cuối mỗi câu và viết lại cho đúng chính tả.

Sáng nay trời đẹp Chuồn Chuồn Kim bay về đậu trên ngọn mùng tơi người nó dài như chiếc kim khâu của bà hai mắt nó bé như hai hạt vừng đen cánh thì

mỏng và trong như giấy bóng kính. (Theo Nguyễn Tác Chi)

...

...

...

...

...

Đáp án: Dấu ngoặc đơn 5. (4 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) tả cảnh mùa hè, trong đó có sử dụng ít nhất 4 loại dấu câu đã học. ... ... ... ... ... ... ...

Đề kiểm tra làm trên máy tính:

ĐỀ KIỂM TRA

Thời gian: 40 phút

1. Sắp xếp các từ cho dưới đây để tạo thành câu hỏi.

( 1) vị / nước biển / có / gì/ ?

(2) mưa rào / ? / vào / thường có / mùa nào/ (3) có / đi học / không / ? / Hải

(4) đâu / thế / ? / bạn

2. Em hãy ghi dấu chấm (.) vào ô em cho là đã thành câu:

(1) Ngoài sân trường

(2) Ngoài trời đang rất lạnh (3) Bác chào mào

(4) Bướm bay rập rờn (5) Trước khi vào lớp

3. Em đặt dấu phẩy (,) vào vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây.

Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã lại trở về với dáng vẻ xanh mát trầm tư. Cây gạo đứng im cao lớn hiền lành làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

4. Điền cặp dấu câu thích hợp vào cặp ô trống trong đoạn thơ sau: Rình theo mặt trời

Sáng mát mẹ phơi áo Chiếu xế mẹ lấy vào Bé sờ áo, hỏi mẹ: Nước trên áo đi đâu? Mẹ cười chỉ mặt trời: Ông mặt trời uống đấy!

Bé tin mẹ, hỏi thêm:

Uống lúc nào không thấy...? (Phạm Hổ)

5. Nối ô chữ ở bên trái với ô chữ thích hợp bên phải để tạo thành câu đúng

6. Cô giáo đã nhờ Lan và Hoa sửa lại cách đặt dấu câu trong đoạn văn của bạn

dưới đây:

Tuần trước ông ngoại có cho hai anh em Tuấn về quê chơi với em Tũn. Hôm đầu tiên về quê, hai anh em nhìn gì cũng bỡ ngỡ. Tuấn còn chỉ con ngựa ở cánh đồng bảo.

- Con trâu kia sao không có sừng hả ông.

Bạn Lan sửa như sau:

Tuần trước, ông ngoại có cho hai anh em Tuấn về quê chơi với em Tũn. Hôm đầu tiên về quê, hai anh em nhìn gì cũng bỡ ngỡ. Tuấn còn chỉ con ngựa ở cánh đồng bảo.

- Con trâu kia sao không có sừng hả ông?

Còn bạn Hoa sửa:

Tuần trước, ông ngoại có cho hai anh em Tuấn về quê chơi với em Tũn. Hôm đầu tiên về quê, hai anh em nhìn gì cũng bỡ ngỡ. Tuấn còn chỉ con ngựa ở cánh đồng bảo:

- Con trâu kia sao không có sừng hả ông?

Theo em bạn nào sửa đúng?

(1)Lan sửa đúng.

(2) Hoa sửa đúng. Đáp án: (2) Hoa sửa đúng.

Cô giáo nói với cả lớp: Bố dặn bé Sơn:

Cô giáo vui

Bố rất ngạc nhiên Cô giáo hỏi bé Nam: Bố hỏi bé Sơn:

“Các con đã chuẩn bị bài ở nhà

chưa?”“Mẹ đi thăm ông bà về chưa?” “Các con về nhà xem trước bài ngày mai nhé!”“Con học bài đi đấy nhé!”

7. Tìm một dấu câu có thể thay thế dấu chấm phẩy trong câu sau:

Vẻ đẹp hùng vĩ của đất nước từ từ hiện ra: những dãy núi cao với lũ dê đang gặm cỏ; những con suối với dòng nước trong vắt chảy ào ào.

(1) Dấu chấm (2) Dấu phẩy

(3) Dấu gạch ngang Đáp án: (2) Dấu phẩy

8. Các bạn nhỏ đã dùng các dấu câu có thể điền vào trong câu “Mùa xuân đến rồi” như sau. Theo em câu nào là đúng?

(1) – Mùa xuân đến rồi! (4) – Mùa xuân đến rồi?

(2) – Mùa xuân? Đến rồi, (5) – Mùa xuân! Đến rồi!

(3) – Mùa xuân đến rồi. (6) – Mùa xuân. Đến. Rồi.

Đáp án: (1), (3), (4), (5)

9. Đặt dấu câu thích hợp vào các câu, các đoạn văn, đoạn thơ sau:

a) Chân gì ở tít tắp xa

Gọi là chân đấy nhưng mà không chân

(1) Dấu chấm.

(2) Dấu chấm hỏi. (3) Dấu phẩy.

Tổng số học sinh tham gia thực nghiệm dạy học (tham gia làm bài kiểm tra) là: 207 học sinh, trong đó có 107 học sinh thực nghiệm và 100 học sinh đối chứng, ở 3 trường tiểu học, thuộc thủ đô Hà Nội, và 2 tỉnh: Hà Nam và Hải Dương.

Nhận xét kết quả thực nghiệm dạy học:

Căn cứ vào kết quả làm bài của học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng có thể rút ra một số nhận xét dưới đây:

1. Trong quá trình thực nghiệm thăm dò, do đã được bồi dưỡng một số vấn đề cơ bản nhất về các bài tập dấu câu (ý nghĩa của bài tập, cấu trúc của bài tập, các thao tác của học sinh trong quá trình thực hiện bài tập...); Giáo viên dạy thực nghiệm đã tổ chức tốt các tiết dạy thực nghiệm, các giờ dạy nhìn chung đều có tác động tích cực đến học sinh và giáo viên thực nghiệm.

2. Bảng thống kê kết quả khảo sát và đánh giá việc rèn kỹ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho ta thấy:

Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng kiểm tra trên giấy

Địa bàn Lớp Sĩ số HS Điểm/xếp loại Không hoàn thành (<5) Hoàn thành (5-6) Hoàn thành tốt (7-8) Hoàn thành xuất sắc (9-10) SL % SL % SL % SL % Hà Nội (Thành phố) ĐC 38 0 0 12 31.5 20 52.6 6 15.7 TN 40 0 0 6 15.0 25 62.5 9 22.5 Hà Nam ĐC 34 4 11.7 12 35.2 15 44.1 3 8.8 TN 32 1 3.1 11 34.3 16 50.0 4 12.5 Hải Dương ( Nông thôn) ĐC 28 5 18.0 9 32.4 11 39.2 3 10.7 TN 35 2 5.7 8 22.9 19 54.2 6 17.1 Tổng hợp ĐC 100 9 9.0 33 33.0 46 46.0 12 12.0 TN 107 3 2.8 25 23.4 60 56.0 19 17.8

Hình 3.1. So sánh kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng kiểm tra giấy

Bảng 3.2:Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng kiểm tra trên máy tính

Địa bàn Lớp Sĩ số HS Điểm/xếp loại Chưa hoàn thành (<5) Hoàn thành (5-6) Hoàn thành tốt (7-8) Hoàn thành xuất sắc (9-10) SL % SL % SL % SL % Hà Nội (Thành phố) ĐC 38 0 o 10 26.3 12 31.6 16 42.1 TN 40 0 0 5 12.5 16 40.0 19 47.5 Hà Nam ĐC 34 0 0 11 32.4 12 35.2 11 32.4 TN 32 0 0 4 12.5 15 46.8 13 40.6 Hải Dương ĐC 28 7 25.0 8 28.6 10 35.7 3 10.7 TN 35 3 8.5 5 14.3 17 48.6 10 28.6 Tổng hợp ĐC 100 7 7.0 29 29.0 34 34.0 30 30.0 TN 107 3 2.8 14 13.1 48 44.9 42 39.2 0 10 20 30 40 50 60 Không hoàn thành

Hoàn thành Hoàn thành tốt Hoàn thành xuất sắc

ĐC TN

Hình 3.2. So sánh kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng kiểm tra máy tính

Về kỹ năng làm bài trên giấy: So sánh kết quả đánh giá kỹ năng làm bài của học sinh lớp 4 (Bảng 3.1) giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ta thấy sự chuyển biến ở lớp thực nghiệm như sau: tỉ lệ học sinh hoàn thành giảm 9.6%, tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành giảm 6.2 % , tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng 10%, tỉ lệ học sinh hoàn thành xuất sắc tăng 5.8%. Điều đáng chú ý là nhiều học sinh ở Hà Nam tỉ lệ học sinh yếu giảm một cách bất ngờ (từ 11.7 % xuống chỉ còn 3.1 %).

- Về kỹ năng làm bái trên máy tính: quan sát bảng 3 cho ta thấy:

+ Thành phố Hà Nội và Hà Nam không có học sinh chưa hoàn thành yếu về rèn kỹ năng viết ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Tỉ lệ học sinh hoàn thành xuất sắc tương đối cao (Hà Nội: 47.5% ở lớp thực nghiệm, 42.1% ở lớp

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Không hoàn thành

Hoàn thành Hoàn thành tốt Hoàn thành

xuất sắc

ĐC TN

đối chứng; ở Hà Nam: lớp thực nghiệm đạt 40.6%, lớp đối chứng đạt 32.4%). Đây là kết quả đáng ghi nhận.

+ Ở Hải Dương: Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành và học sinh hoàn thành giảm đáng kể trong khi đó tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt và xuất sắc tăng rõ rệt (tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng 12.9 %, tỉ lệ học sinh hoàn thành xuất sắc tăng 17.9%)

Từ đây chúng ta nhận thấy rằng học sinh học ở lớp thực nghiệm có sự vượt trội hơn hẳn khi làm bài tập trên máy tính. Các em nắm chắc được các thao tác, kiến thức về dấu câu đã học nên khi làm bài mắc lỗi ít hơn, đạt điểm số cao hơn ở lớp đối chứng.

Kết hợp với phần thực nghiệm định tính 107 học sinh lớp thực nghiệm chúng tôi đã phỏng vấn, trò chuyện với các em về sự thích thú của các em khi làm các bài tập về dấu câu tiếng Việt trên máy tính. Kết quả thu được như bảng 3.3.

Bảng 3.3. Bảng thống kê phần trăm mức độ thích khi làm các bài tập dấu câu trên máy tính

Rất thích Thích Bình thường Không thích Chán Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % 67 62,6 32 29,9 8 7,5 0 0 0 0

Bảng 3.4. Bảng thống kê phần trăm mức độ thích khi làm các bài tập dấu câu trên giấy

Rất thích Thích Bình thường Không thích Chán Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % 32 29,9 36 33,6 29 27,1 10 9,4 0 0

Từ kết quả thống kê qua hai bảng 3.3 và bảng 3.4 ta có thể thấy rõ học sinh rất thích làm các bài tập dấu câu trên máy tính chiếm 62,6%, học sinh thích làm bài tập trên máy tính chiếm 29,9%, học sinh cảm thấy bình thường chỉ chiếm 7,5% và không có học sinh không thích và chán. Trong khi đó, học sinh rất thích làm tập dấu câu trên giấy chỉ chiếm có 29,9%, mức độ thích là 33,6%, mức độ cảm thấy bình thường lại khá cao chiếm 27,1%, và có đến 9,4% số học sinh không thích. Như vậy, ta có thể thấy học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi làm bài tập về dấu câu trên máy tính so với làm bài tập dấu câu trên giấy. Điều đáng mừng là các bài tập về dấu câu trên giấy và trên máy tính đều khiến các em có hứng thú khi không có học sinh nào cảm thấy chán khi làm các bài tập này.

Chúng tôi cũng phỏng vấn các em và tìm hiểu được một số lí do khiến các em cảm thấy rất thích và thích như sau:

- Em cảm thấy làm bài vui hơn.

- Vì em được kiểm tra đáp án ngay khi làm bài.

- Em thấy mình có khả năng làm bài trên máy tính nhanh. - Nội dung các bài tập lí thú hấp dẫn.

- Nhiều bạn trong lớp cũng thích làm bài trên máy tính hơn trên giấy. - Các bài tập giúp em ôn lại kiến thức về dấu câu nhanh và chính xác. Những lí do khiến 7,5% số học sinh lại cảm thấy bình thường khi làm các bài tập dấu câu trên máy tính như sau:

- Đề kiểm tra trên máy tính có đồng hồ chạy giờ khiến em mất bình tĩnh. - Em thường thao tác nhầm khi làm bài trên máy tính.

- Em cảm thấy mình thao tác trên máy tính chậm.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 110 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)