6. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm
3.2.1.1. Về học sinh
Việc dạy học về dấu câu được dạy cho học sinh tiểu học từ lớp 2, song lên lớp 4 các em học sinh mới được học hết các dấu câu trong chương trình. Vì vậy, đề tài chọn các lớp 4 triển khai thực nghiệm để phù hợp với nội dung trọng tâm nghiên cứu.
Khi lựa chọn đối tượng thực nghiệm, chúng tôi đã chú ý chọn HS ở các địa bàn có trình độ phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội khác nhau như thành phố, nông thôn. Ở mỗi địa bàn, chúng tôi chọn những lớp, những đối tượng có sự đa dạng về trình độ, về học lực. Các lớp đối chứng cũng có điều kiện cơ bản tương đồng với các lớp thực nghiệm (về điều kiện dạy học, năng lực của giáo viên và học sinh). Chúng tôi tin rằng những số liệu, những kết luận được rút ra từ sự so sánh, đối chiếu hai loại lớp thực nghiệm và đối chứng về hiệu quả dạy học sẽ chính xác, có giá trị khoa học. Đối tượng thực nghiệm mà chúng tôi lựa chọn là ngẫu nhiên, mang đầy đủ những đặc điểm về đặc trưng vốn có của học sinh tiểu học hiện nay và mang tính đại diện cho các vùng miền.
3.2.1.2. Giáo viên tiến hành dạy học thực nghiệm
Chúng tôi lựa chọn những giáo viên tiểu học được đào tạo cơ bản (Cao đẳng Sư phạm tiểu học hoặc Đại học Sư phạm tiểu học), có năng lực chuyên môn vững vàng. Tất cả các giáo viên này đều nắm vững mục đích, yêu cầu thực nghiệm, để có thể lĩnh hội được tư tưởng, nội dung và phương pháp mà đề tài đề xuất một cách nhanh nhất, có khả năng phối hợp một cách hiệu quả với người nghiên cứu.