Hệ thống bài tập dấu câu

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 55 - 59)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Hệ thống bài tập dấu câu

Qua việc tìm hiểu sách giáo khoa hiện hành và một số cuốn sách tham khảo cùng với việc nghiên cứu chúng tôi thấy chủ yếu có hai loại bài tập sau đây:

Loại bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu câu khá đa dạng, trong đó có ba kiểu cơ bản là:

- Kiểu bài tập nhận biết dấu câu: Đưa một đoạn ngữ liệu chứa dấu câu

cần nhận biết và yêu cầu học sinh phân tích chức năng, công dụng của dấu câu đó đối với nội dung diễn đạt (đặc biệt đối với những trường hợp có thể sử dụng nhiều loại dấu khác nhau: ví dụ dấu phẩy và dấu chấm phẩy…).

Ví dụ: Em hãy nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu sau:

Bài tập hướng dẫn cách đọc văn bản khi gặp từng loại dấu câu.

Kiểu bài tập nhận biết dấu câu Kiểu bài tập sử dụng dấu câu Kiểu bài tập sửa lỗi sử dụng dấu câu Bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu câu.

Trên những bụi cây ven hồ, họ nhà chuồn chuồn: chuồn chuồn khách, chuồn chuồn kim, chuồn chuồn ớt, chuồn chuồn ma thi nhau bay lượn.

- Kiểu bài tập sử dụng dấu câu: Đưa ra đoạn ngữ liệu không đánh dấu

câu rồi yêu cầu học sinh điền dấu câu thích hợp theo cách hiểu của mình; hoặc đưa ra một ngữ cảnh giao tiếp hay một chủ đề giao tiếp rồi yêu cầu các em viết một đoạn văn chứa các dấu câu đã học.

Chúng ta thường gặp kiểu bài tập này dưới những dạng như sau:

+ Đưa ra đoạn ngữ liệu không đánh dấu câu nhưng đã xác định vị trí dấu, có dấu hiệu cho trước (viết hoa) rồi yêu cầu học sinh điền dấu câu đã gợi ý.

Ví dụ: Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống dưới đây:

Nằm mơ

- Mẹ ơi đêm qua con nằm mơ. Con chỉ nhớ là con đã bị mất một vật gì đó. Nhưng con chưa kịp tìm thấy thì mẹ đã gọi con dậy rồi.

- Thế về sau mẹ có tìm thấy vật đó không hở mẹ?

- Ô hay, con nằm mơ thì sao mẹ biết được!

- Nhưng lúc mơ con thấy mẹ cũng ở đấy mẹ đang tìm hộ con cơ mà.

(Tiếng Việt 2, tập 1, tr.73)

+ Đưa ra đoạn ngữ liệu không đánh dấu câu, có gợi ý dấu nhưng yêu cầu học sinh xác định vị trí dấu.

Ví dụ: Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau? a) Chăn màn quần áo được xếp gọn gàng.

b) Giường tủ bàn ghế được kê ngay ngắn. c) Giày dép mũ nón được để đúng chỗ.

(Tiếng Việt 2, tập 1, tr.100) + Ở dạng nâng cao hơn, ngoài việc yêu cầu học sinh xác định vị trí dấu thì còn yêu cầu học sinh viết lại câu cho đúng chính tả.

Ví dụ: Ngắt đoạn sau thành 4 câu (sử dụng dấu chấm) rồi viết lại cho đúng chính tả:

Trời mưa to Hòa quên mang áo mưa Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình đôi bạn vui vẻ ra về.

(Tiếng Việt 2, tập 1 tr. 35)

+ Đưa ra đoạn ngữ liệu không đánh dấu câu nhưng đã xác định vị trí dấu yêu cầu học sinh điền dấu câu thích hợp.

Ví dụ: Em điền dấu câu nào vào mỗi ô trống dưới đây:

Tan học, tôi thấy Cô - rét - ti đi theo mình Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên

- Ấy đừng - Cô - rét - ti cười hiền hậu - Ta lại thân nhau như trước đi Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn

+ Đưa ra đoạn ngữ liệu không đánh dấu câu, chưa đã xác định vị trí dấu yêu cầu học sinh điền dấu câu thích hợp.

Ví dụ: Em hãy điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn chưa đánh dấu câu sau và viết hoa chữ dầu câu:

Sáng nay trời đẹp Chuồn Chuồn Kim bay về đậu trên ngọn mùng tơi người nó dài như chiếc kim khâu của bà hai mắt nó bé như hai hạt vừng đen cánh thì mỏng và trong như giấy bóng kính.

(Theo Nguyễn Tác Chi)

+ Đưa ra một ngữ cảnh giao tiếp hay một chủ đề giao tiếp rồi yêu cầu các em viết một câu hay đoạn văn chứa các dấu câu đã học.

Ví dụ: Em hãy viết một đoạn văn với nội dung tự chọn trong đó có sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.

- Kiểu bài tập sửa lỗi sử dụng dấu câu: Đưa một đoạn ngữ liệu đánh dấu

Ví dụ: Đoạn văn sau có đánh dấu câu sai, em hãy sửa lại cho đúng và viết lại cho đúng chính tả.

Chiếc nón mỏng manh. Trắng như ngà. Óng như lụa, em giơ nón lên. Nhìn qua lần lá thấy, những cành hoa cánh bướm. Và cả mấy câu thơ.

(Theo Vân Trình)

Trong ba kiểu bài tập trên, phổ biến hơn cả vẫn là kiểu bài sử dụng dấu câu (thường xuất hiện sau bài học nhận diện dấu câu). Những dạng bài tập trên bao gồm dạng bài tạo lập văn bản cho học sinh (viết lại đoạn văn cho đúng chính tả, viết đoạn văn có sử dụng dấu câu,...) và dạng giúp học sinh tiếp nhận văn bản. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi thiết kế các dạng bài tập có sử dụng công nghệ thông tin nên chúng tôi chỉ chọn lọc các dạng bài tập giúp học sinh tiếp nhận văn bản. Các bài tập sưu tầm, thiết kế có giới hạn những dạng văn bản không chơi chữ, đồ hình, không sử dụng những dạng bài tập đánh đố học sinh, không sử dụng văn bản mang tính sáng tạo cá nhân của tác giả.

Để nâng cao chất lượng dạy học dấu câu, bên cạnh các bài học trong sách giáo khoa, cần xây dựng hệ thống bài tập dấu câu để học sinh có thể thực hiện để rèn luyện kĩ năng dùng dấu câu của mình, thông qua đó các em có thể tự đánh giá kết quả học tập dấu câu của mình. Đây cũng là một trong các biện pháp dạy học dấu câu khá hiệu quả.

Hệ thống bài tập về dấu câu dành cho học sinh tiểu họccó thể phân thành ba nhóm, mỗi nhóm được sử dụng ở những giai đoạn, thời điểm học tập khác nhau của học sinh, tương ứng với những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng sử dụng dấu câu khác nhau, đó là: bài tập về từng loại dấu câu, bài tập phân biệt các nhóm dấu câu, bài tập luyện tập tổng hợp. Ở phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đưa ra một số dạng bài tập có thể dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế nhằm giúp học sinh học tập hứng thú hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)