6. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Địa bàn thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở thành phố Hà Nội và 2 tỉnh (Hải Dương và Hà Nam)
Dưới đây là danh sách các trường, các lớp tham gia thực nghiệm:
1) Thành phố Hà Nội
- Lớp thực nghiệm: 4A1 (38 học sinh) - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Từ Liêm, Hà Nội - Giáo viên phụ trách: Nguyễn Thị Vân
- Lớp đối chứng: 4A2 (40 học sinh) - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Từ Liêm, Hà Nội - Giáo viên phụ trách: Trịnh Thị Hiền
2) Tỉnh Hải Dương
- Lớp thực nghiệm: 4A (28 học sinh) - Trường Tiểu học Thất Hùng, Kinh Môn, Hải Dương – Giáo viên phụ trách: Hồ Thị Nguyệt
- Lớp đối chứng: 4B: (35 học sinh) - Trường Tiểu học Thất Hùng, Kinh Môn, Hải Dương – Giáo viên phụ trách: Vũ Thị Năm
3) Tỉnh Hà Nam
- Lớp thực nghiệm: 4A (34 học sinh) - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Phủ Lý, Hà Nam - Giáo viên phụ trách: Hoàng Thị Bích Liên
- Lớp đối chứng: 4B (32 học sinh) - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Phủ Lý, Hà Nam - Giáo viên phụ trách: Nguyễn Thị Hương
Như vậy, có 100 học sinh tham gia lớp thực nghiệm và có 107 học sinh tham gia lớp đối chứng.
Với điều kiện địa bàn thực nghiệm là các trường: Tiểu học Thất Hùng thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là một trường miền núi, trường Tiểu học Lê Hồng Phong , thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam là một trường ở thành phố và trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Từ Liêm, Hà Nội là một trường ở thủ đô như trên nên yêu cầu nội dung thực nghiệm phải được xây dựng sao cho phù hợp với tình hình thực tế nhưng lại phải có tác dụng nâng cao kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh. Vì vậy, khi đưa vào thử nghiệm chúng tôi cố gắng lựa chọn những bài tập tiêu biểu cho các kiểu, loại dấu câu phù hợp với đối tượng và điều kiện thực nghiệm.