Bài tập luyện tập tổng hợp về dấu câu

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 77 - 81)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.4.Bài tập luyện tập tổng hợp về dấu câu

Loại bài tập này dành cho học sinh các lớp cuối cấp tiểu học, khi các em đã được học và đã sử dụng được hầu hết các dấu câu tiếng Việt khi viết bài. Có thể xây dựng các kiểu bài tập như sau:

37. Chọn đáp án đúng:

Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi em mới nói:

- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”

(Theo Quế Sơn) (1) Đoạn văn trên có có bốn loại dấu câu.

(2) Đoạn văn trên có sáu loại dấu câu. (3) Đoạn văn trên có năm loại dấu câu. (4) Đoạn văn trên có chín loại dấu câu. Đáp án: (2)

38. Đọc đoạn văn sau và cho biết dấu câu nào thích hợp với chỗ trống? Nằm mơ

- Mẹ ơi đêm qua con nằm mơ. Con chỉ nhớ là con đã bị mất một vật gì đó. Nhưng con chưa kịp tìm thấy thì mẹ đã gọi con dậy rồi.

- Thế về sau mẹ có tìm thấy vật đó không hở mẹ?

- Ô hay, con nằm mơ thì sao mẹ biết được!

- Nhưng lúc mơ con thấy mẹ cũng ở đấy mẹ đang tìm hộ con cơ mà. (1) Dấu chấm (2) Dấu chấm phẩy (3) Dấu phẩy (4) Dấu hai chấm [3, tr. 46] Đáp án: (2)

39. Cô giáo đã nhờ Huệ và Cúc sửa lại cách đặt dấu câu trong đoạn văn của bạn dưới đây:

Nghỉ hè, mẹ cho Lan đi chơi rất nhiều nơi, và còn mua cho Lan chiếc áo mới. Buổi đầu tiên, của năm học, Lan bảo mẹ.

- Mẹ cho con mặc chiếc áo mẹ mới mua cho con nhé.

Bạn Lan sửa như sau:

Nghỉ hè, mẹ cho Lan đi chơi rất nhiều nơi và còn mua cho Lan chiếc áo mới. Buổi đầu tiên, của năm học Lan bảo mẹ.

- Mẹ cho con mặc chiếc áo mẹ mới mua cho con nhé!

Còn bạn Cúc sửa:

Nghỉ hè, mẹ cho Lan đi chơi rất nhiều nơi và còn mua cho Lan chiếc áo mới. Buổi đầu tiên, của năm học Lan bảo mẹ:

- Mẹ cho con mặc chiếc áo mẹ mới mua cho con nhé!

Theo em bạn nào sửa đúng? (1)Huệ sửa đúng. (2) Cúc sửa đúng. Đáp án: (2) Cúc sửa đúng.

40. Tìm một dấu câu có thể thay thế dấu chấm phẩy trong câu sau:

Vẻ đẹp hùng vĩ của đất nước từ từ hiện ra: những dãy núi cao với lũ dê đang gặm cỏ; những con suối với dòng nước trong vắt chảy ào ào.

(1) Dấu chấm (2) Dấu phẩy

(3) Dấu gạch ngang

41. Các bạn nhỏ đã dùng các dấu câu có thể điền vào trong câu “Trời mưa rồi” dưới đây. Theo em câu nào là đúng?

(1) - Trời mưa rồi! (4) - Trời mưa rồi?

(2) - Trời? Mưa rồi, (5) - Trời! Mưa rồi!

(3) - Trời mưa rồi. (6) - Trời. Mưa. Rồi.

Đáp án: (1), (3), (4), (5)

42.Hãy so sánh các cặp câu dưới đây và xác định xem câu a hay a', b hay b' là đúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Cô dặn: em về nhà phải ôn bài. a') Cô dặn:“Em ở nhà phải ôn bài.”

b) Lúa đã vào mùa gặt vàng rực khắp cánh đồng. b') Lúa đã vào mùa gặt. Vàng rực khắp cánh đồng.

Đáp án: Đáp án đúng a, b’

43. Chọn dòng sử dụng dấu câu chưa đúng.

(1) Chị ấy hỏi: "Nó về làm gì?" (2) Chị ấy, hỏi nó, về làm gì? (3) Chị ấy hỏi nó: "Về làm gì?"

Đáp án: (2)

44. Nối câu ở cột bên trái với lời giải nghĩa thích hợp ở cột bên phải.

[11, tr. 67] Bò cày không được thịt.

Bò cày không được, thịt!

Bò cày, không được thịt!

Bò dùng để cày ruộng, không được đem giết thịt.

Bò dùng để cày ruộng thường gầy, mổ ra được ít thịt.

Bò không dùng để cày ruộng được nữa, cho giết thịt.

Đáp án:

45. Đặt dấu câu thích hợp vào các câu, các đoạn văn, đoạn thơ sau:

a) Núi cao bởi đất có đất bồi

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu

(Tiếng Việt 3, tập 1, tr. 65)

(1) Dấu chấm. (2) Dấu chấm hỏi. (3) Dấu phẩy.

b) - Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò

(Ca dao) (1) Theo thứ tự: dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi. (2) Theo thứ tự: dấu phẩy, dấu phẩy, dấu chấm hỏi. (3) Theo thứ tự: dấu phẩy, dấu phẩy, dấu chấm.

c) Nhìn thân hình cân đối của A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đề

tấm tắc

A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín suối, mười khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá

(Tiếng Việt 5, tập, tr. 119) Bò dùng để cày ruộng, không được đem giết thịt.

Bò cày không được thịt.

Bò cày không được, thịt!

Bò cày, không được thịt! Bò không dùng để cày ruộng được nữa, cho giết thịt.

Bò dùng để cày ruộng thường gầy, mổ ra được ít thịt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1) Theo thứ tự: dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm cảm. (2) Theo thứ tự: dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu chấm. (3) Theo thứ tự: dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm cảm. Đáp án: a) (1) b) (2) c) (3)

Hệ thống bài tập dấu câu trên đây đã được chúng tôi chọn lọc, thiết kế xây dựng theo hệ thống. Trong phạm vi có hạn chúng tôi chỉ nêu ra các dạng bài có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế. Từ các bài tập này giáo viên cũng có thể tự thiết kế cho mình những bài tập tương tự và đưa vào công nghệ thông tin theo hướng dẫn cụ thể của chúng tôi ở phần 2.2. Những bài tập này sẽ được chuyển thành các bài tập thiết kế phần mềm Powerpoint, Violet để các em có thể làm sau mỗi giờ học, mỗi giai đoạn học về dấu câu. Chúng tôi tin rằng nếu hệ thống bài tập này được áp dụng, chúng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học dấu câu, tạo hứng thú cho học sinh trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 77 - 81)