II. Dự báo nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới và kinh nghiệm của 1 số nước về giải quyết vấn đề nhập siêu.
3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về giải quyết vấn đề nhập siêu, điều chỉnh cán cân thanh toán và bài học
3.2. Một số nhận định rút ra từ thực tiễn giải quyết vấn đề nhập siêu, tạo lập cán cân thương mại của một số nước trên
nhập siêu, tạo lập cán cân thương mại của một số nước trên thế giới.
Một số nhận định tổng quát
Với tư cách là một hiện tượng kinh tế, nhập siêu là một quá trình kinh tế có tính khách quan với sự phát sinh, phát triển và chuyển hoá. Qua khảo cứu thực tiễn, ngoại thương của các nền kinh tế phần lớn đều trải qua một quá trình tổng quát sau:
- Nhập siêu thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá và phát triển kinh tế, do sản xuất trong nước yếu kém không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và chưa cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.
- Giảm dần nhập siêu nhờ phát triển sản xuất trong nước theo hướng công nghiệp hoá, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá, khuyến khích xuất khẩu, áp dụng chính sách bảo hộ và tài trợ cho các ngành sản xuất trong nước.
- Tiến tới cân bằng cán cân thương mại và xuất siêu do xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu, hàng hoá có sức cạnh tranh do công nghiệp trong nước đã vững mạnh nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ hoặc do đầu tư lớn của nước ngoài.
- Xuất siêu tăng mạnh nhờ công nghiệp trong nước phát triển mạnh, sản phẩm có sức cạnh tranh cao và giá trị gia tăng lớn hơn, tỷ giá tiền tệ được điều chỉnh linh hoạt theo hướng giảm giá đồng tiền càng có lợi cho xuất khẩu.
- Trải qua giai đoạn thặng dư thương mại tăng giảm thất thường do biến động thị trường, các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sức ép mở cửa thị trường buộc Chính phủ phải tìm hướng đi mới, tăng cường phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao, công nghệ mới, đổi mới cơ cấu kinh tế.
Khu vực kinh tế có đóng góp chính tạo nên thặng dư thương mại của các nền kinh tế
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Trung Quốc, Malayxia.
- Công nghiệp trong nước: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.
- Cả hai khu vực kinh tế nhưng FDI thể hiện vai trò lớn: Inđonesia, Thái Lan, Singapore.
Những nền kinh tế đạt thặng dư thương mại do đóng góp của khu vực kinh tế trong nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đều là những nền kinh tế không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, đều bị tàn phá bởi chiến tranh do vậy con đường duy nhất phát triển kinh tế là công nghiệp hoá nhanh chóng, tự lực tự cường.
Đối với những nền kinh tế đạt được thặng dư thương mại do đóng góp từ khu vực FDI và công nghiệp trong nước đều có ưu thế về tài nguyên thiên nhiên như đất đại, khoáng sản, khí hậu (Trung Quốc, Malayxia, Thái Lan, Indonesia) hoặc ưu thế về địa lý (Singapore).
Cơ cấu ngành hàng đóng góp chính vào thặng dư thương mại của các nền kinh tế
- Ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp cao, giá trị gia tăng cao: trường hợp như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
Các nền kinh tế này đều không có tài nguyên thiên nhiên đáng kể, buộc phải nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất hàng hoá tiêu dùng trong nước và hàng xuất khẩu. Để tạo ra thặng dư thương mại, các nền kinh tế trên hướng đến phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng ngày càng cao, tạo nên mức chênh lệch giữa nhập khẩu đầu vào và giá trị xuất khẩu thành phẩm đầu ra. Sản phẩm công nghiệp chế tạo giữ được mức giá ổn đinh, thị trường tiêu thụ rộng, không phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết) dễ dàng bảo quản, vận chuyển, có khả năng tăng sản lượng nhanh chóng nhờ mở rộng cơ sở sản xuất và tăng năng suất thông qua cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới. Do đó, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao nên thặng dư thương mại ổn định, có tiềm năng tăng trưởng lớn, làm thay đổi sâu sắc cơ cầu và nền tảng phát triển kinh tế theo hướng có sức cạnh tranh cao hơn, đưa kinh tế phát triển nhanh chóng, bền vững, tạo nên mức thu nhập quốc dân trên đầu người cao. Thặng dư thương mại từ xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới (nhu cầu các thị trường qui mô lớn) và mức giá nguyên nhiên vật liệu chính (giá dầu, giá khoáng sản…).
- Ngành công nghiệp, công nghiệp nhẹ, gia công lắp ráp (Thái Lan, Malayxia, Indonesia, Philippin):
Đây là 4 nền kinh tế đang phát triển trong khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi trong ngành nông nghiệp, có tài nguyên khoáng sản nhất định và nhân lực giá rẻ hỗ trợ cho ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp gia công lắp ráp, nông lâm thủy sản và chế biến nông lâm thuỷ sản. Sản phẩm xuất khẩu của 4 nền kinh tế này do vậy và bảo gồm chủ yếu hàng nông lâm thuỷ sản (dầu cọ, cao su thiên nhiên, bột giấy, tôm đông lạnh…), nguyên nhiên liệu (dầu khí, phôi thép…), hàng gia công (dệt may, giày dép, đồ chơi…) và hàng lắp ráp (thiết bị nghe nhìn và phụ tùng ô tô xe máy, đồ gia dụng, điện tử tiêu dùng…). Các sản phẩm này có đặc điểm là phụ thuộc điều kiện tự nhiên (thời tiết ảnh hưởng đến thu hoạch của nông thuỷ sản), giá trị gia tăng thấp và sử dụng nhiều lao động (công nghiệp nhẹ, hàng lắp ráp), có giới hạn đến diện tích canh tác (nông thuỷ sản) hoặc trữ lượng (dầu khí, bột giấy). Thặng dư thương mại do xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp giá trị thấp phụ thuộc nhiều yếu tố biến động hơn, khó tăng nhanh và mạnh, không tạo được chuyển biến lớn về cơ cấu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, không tạo được thu nhập quốc dân trên đầu người cao.
Đặc điểm chung về chính sách, cơ chế quản lý kinh tế của các nền kinh tế đạt được thặng dư thương mại.
- Về chính sách kinh tế:
Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá ngày càng sâu, rộng. Nền kinh tế được chuyển đổi cơ cấu một cách sâu sắc và toàn diện từ nông nghiệp sang phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao, công nghệ cao.
Định hướng đúng cho các ngành sản xuất hướng mạnh xuất khẩu.
Xây dựng và thực hiện các chiến lược và các kế hoạch kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển và kịp thời điều chỉnh khi có biến động kinh tế bên ngoài hoặc không đạt được các chỉ tiêu đề ra. Các kế hoạch kinh tế đã góp phần quan trọng trong việc gây dựng và phát triển các ngành sản xuất công nghiệp.
Đầu tư lớn và hiệu quả thiết lập các nền tảng vững chắc phục vụ phát triển kinh tế: đào tạo nguồn nhân lực tốt (giáo dục), nâng cao trình độ công nghiệp (phát triển khoa học kỹ thuật, nhập khẩu công nghệ nguồn và công nghệ cao), xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ (cầu, đường, cảng, kho, bãi, trung tâm nghiên cứu, hệ thống thông tin liên lạc …).
Nâng đỡ và phát triển khu vực kinh tế tư nhân năng động, giảm dần vai trò và tỷ trọng của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế (tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước hoặc
duy trì một số doanh nghiệp nhà nước trong một vài ngành trọng yếu), giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào vận hành và hoạt động của nền kinh tế.
- Về chính sách tỷ giá:
Duy trì chế độ tỷ giá thời gian đầu, sau đó thả nổi có kiểm soát: đó là nền kinh tế phụ thuộc vào nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc do ưu tiên duy trì ổn định vĩ mô như Malayxia.
Giảm giá đồng tiền nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu: đó là trường hợp Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia.
- Về chính sách thương mại:
Hoạch định, phối hợp và thực hiện hiệu quả các chính sách kinh tế, thương mại, tiền tệ toàn diện, linh hoạt có tác dụng khuyến khích phát triển các ngành sản xuất hướng về xuất khẩu với mức tăng trưởng cao trong khi có biện pháp kiềm chế mức tăng nhập khẩu.
Có chính sách hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu thông qua nhiều hình thức như tín dụng xuất khẩu, xúc tiến thương mại, bảo hiểm xuất khẩu …
Chủ động tham gia thương mại quốc tế, tận dụng tốt các lợi ích của xu hướng mở cửa và tự do thương mại.
Tạo nên sức cạnh tranh quốc tế trong một số lĩnh vực nhất định.
Trong điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay, một số kinh nghiệm có thể xem xét khả năng áp dụng bao gồm:
- Về chính sách kinh tế:
Cần coi trọng việc hoạch định chính sách cơ cấu và chính sách cạnh tranh theo qui tắc lợi thế so sánh để phát triển sản xuất trong nước: thay thế hàng nhập khẩu và lựa chọn sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế.
Xây dựng chính sách phát triển kinh tế tổng thể, có tầm nhìn dài hạn, đặt trọng tâm vào hỗ trợ các ngành công nghiệp mà trong nước có ưu thế nhất định và mạnh dạn phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến, công nghiệp mới, giá trị gia tăng cao, phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ.
Tạo điều kiện ưu đãi và thủ tục thông thoáng, môi trường thuận lợi thu hút FDI vào các ngành công nghiệp có chọn lọc;
Kiểm soát đầu tư không hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước;
Tận dụng các lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế để thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường; hạn chế việc vay vốn thương mại vào những lĩnh vực sản xuất thay thế NK kém hiệu quả.
Quan trọng nhất là cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo dạy nghề để nhanh chóng nâng cao trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động, phát triển nhân tài cho cả khu vực Nhà nước và tư nhân. Nhân tài là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của cả nền kinh tế.
- Về chính sách tỷ giá:
Do nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm, trong ngắn hạn cần duy trì tỷ giá ổn định trong biên độ được kiểm soát chặt chẽ.
Trong trung và dài hạn cần xem xét giảm dần tỷ giá VND so với các ngoại tệ của các đối tác thương mại lớn và các đối thủ cạnh tranh chính theo lộ trình có tính toán nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, chỉ sử dụng biện pháp tỷ giá hỗ trợ và kích thích xuất khẩu ở những thời điểm thích hợp nhất định như
là giải pháp tình thế để điều chỉnh sự thâm hụt thương mại quá sức an toàn của nền kinh tế; và sự điều chỉnh đó phải bắt nguồn từ yếu tố tiền tệ chứ không sử dụng trong trường hợp có sự bất hợp lý từ cơ cấu kinh tế.
- Về chính sách thương mại:
Nền kinh tế đang hội nhập nên việc mở cửa thị trường là tất yếu, tuy nhiên cần có chính sách hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu phù hợp với các qui định của WTO (chống gian lận thương mại, xây dựng hàng rào bảo hộ phù hợp với đặc thù nền kinh tế…)
Áp dụng biện pháp hạn chế tối đa việc xuất khẩu các nguyên liệu thô.
Tập trung khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu hàng qua chế biến, sản phẩm công nghiệp chế tạo, hàng có giá trị gia tăng cao.
Liên kết các ngành hàng, tăng cường vai trò các Hiệp hội trọng định hướng cho doanh nghiệp và đề xuất chính sách với Chính phủ.
Tăng cường vai trò đầu mối kiểm soát và khả năng định hướng của Bộ chủ quản ngành thương mại (Bộ Công thương).
Tận dụng các ưu đãi thương mại dành cho các nước đang phát triển (GSP), ưu đãi của các khu mậu dịch tự do (AFTA, AJCEP, AKFTA, ACFTA …) để tăng xuất khẩu vào các thị trường chính.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại có hệ thống thông qua việc mở mạng lưới các văn phòng xúc tiến thương mại tại các nước và khu vực quan trọng, tổ chức các chương trình xúc tiến chuyên ngành theo định kỳ.
CHƯƠNG 2