Về phía Chính phủ và các Bộ, Ngành.

Một phần của tài liệu Tổng quan về vấn đề nhập siêu của việt nam (Trang 114 - 119)

II. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM KIỀM CHẾ NHẬP SIÊU TRONG THỜI KỲ TỚI.

1.1.Về phía Chính phủ và các Bộ, Ngành.

1. Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa, tạo hiệu ứng tích cực của xuất khẩu đến nhập khẩu nhằm giải quyết

1.1.Về phía Chính phủ và các Bộ, Ngành.

Trong các giai đoạn tới, bên cạnh những cơ chế, chính sách đã và đang được thực hiện, Chính phủ và các Bộ, ngành cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau đây:

Các giải pháp nhằm hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp:

Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên – phụ liệu: Triển khai xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên –phụ liệu, đóng vai trò là đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên – phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử … nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời và với chi phí thấp hơn. Vấn đề này mặc dù đã được đặt ra nhiều năm nay đối với nhiều mặt hàng, ngành hàng nhưng cho đến nay kết quả vẫn rất khiêm tốn. Trong thời gian tới đề nghị nhà nước cho phép triển khai các khu tập trung như những khu công nghiệp, khu bảo thuế, trung tâm buôn bán nguyên phụ liệu (dệt may, giày dép …) và cho phép các nhà đầu tư phân phối hàng hóa trong nước và nước ngoài vào hoạt động. Những trung tâm này có thể là trung tâm tổng hợp.

Mở cửa thị trường dịch vụ, cho phép sự tham gia một cách mạnh mẽ hơn nữa của các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động kinh doanh cung ứng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt

Nam như dịch vụ logistic, dịch vụ vận tải đa phương thức, dịch vụ gia nhận, kho vận …

Thực hiện chương trình hiện đại hóa và cải cách thủ tục hải quan: Xây dựng lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hai quan cho hàng hóa xuất – nhập khẩu để phấn đấu đến năm 2010 giảm thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất – nhập khẩu của Việt Nam xuống đạt mức trung bình của khu vực ASEAN thông qua việc tăng cường áp dụng các biện pháp để tiến hành hải quan điện tử, hải quan một cửa …

Triển khai ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia, New Zealand …để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thanh toán cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông, thủy sản.

Tổ chức tốt công tác dự báo thông tin tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, rà soát chi phí đầu vào cho sản xuất để có giải pháp kịp thời giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh cả trên thị trường trong và ngoài nước; nghiên cứu, triển khai các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp không trái với

quy định WTO, trước mắt nghiên cứu triển khai hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu …

Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu.

Thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu: Hình thức bảo hiểm xuất khẩu (hỗ trợ của Chính phủ) được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển như Đức, Áo, Italy, Nhật Bản – nhưng chưa được áp dụng tại Việt Nam, trong khi thực tiễn kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều rủi ro. Do vậy, áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Điều chỉnh tỷ giá hối đoái, kiềm chế lạm phát: Tỷ giá hối đoái có tác dụng tích cực hoặc hạn chế đến công tác xuất nhập khẩu. Do đó, điều tiết tỷ giá hợp lý sao cho vừa thu hút được vốn nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý là cần thiết. Mặt khác, các Bộ ngành sản xuất cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu

nhập khẩu của các nước bạn hàng làm cho tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu có thể tăng lên khi tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu thông qua tăng tỷ giá. Với Việt Nam, là một nước nhỏ nên hiệu ứng từ việc phá giá đến xuất khẩu là không lớn trong khi áp lực lên lạm phát là rõ rệt nên cần cân nhắc mức độ phá giá ở mức hợp lý khi điều hành tỷ giá trong các bối cảnh cụ thể để tránh áp lực lạm phát quá lớn gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế nói chung.

Tăng cường các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng, linh hoạt, phù hợp chủ trương tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát; chỉ đạo các tổ chức tín dụng huy động và sử dụng vốn hiệu quả, giảm chi phí để ổn định lãi suất cho vay đối với hoạt động xuất khẩu; điều hành linh hoạt tỷ giá nhằm bảo đảm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát mức tăng nhập khẩu phù hợp yêu cầu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát; phát triển thị trường ngoại hối nhằm phục vụ tốt các nhu cầu mua, bán ngoại tệ và phòng ngừa rủi ro về tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Đẩy mạnh tuyên truyền và khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa đồng tiền thanh toán và phòng ngừa rủi ro về tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến xuất khẩu:

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cấp nhà nước để thúc đẩy hợp tác đầu tư và buôn bán với các nền kinh tế; thu hút các tập đoàn đa quốc gia nhằm tạo sự chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng; nâng cao khả năng dự báo, chất lượng phân tích thông tin thị trường, giá cả; tập trung xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm, các ngành hàng có sức cạnh tăng trưởng, có tiềm năng tăng trưởng cao.

Đổi mới công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, giảm bớt các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ. Tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm có kim ngạch nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, một số nước EU … và các mặt hàng trọng điểm mà khả năng sản xuất trong nước không bị hạn chế nhưng thiếu thị trường tiêu thụ. Tập trung nguồn vốn xúc tiến thương mại đối với những mặt hàng có sự tăng trưởng, có sự đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tổng quan về vấn đề nhập siêu của việt nam (Trang 114 - 119)