Dự báo nhập siêu của Việt Nam theo một số ngành nghề.

Một phần của tài liệu Tổng quan về vấn đề nhập siêu của việt nam (Trang 36 - 39)

II. Dự báo nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới và kinh nghiệm của 1 số nước về giải quyết vấn đề nhập siêu.

2. Dự báo nhập siêu của Việt Nam theo một số ngành nghề.

- Cán cân thương mại nhóm hàng nông lâm thủy sản XK và NK nguyên liệu đầu vào

Do tính giới hạn về sản xuất nên xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam giai đoạn tới tuy vẫn tăng chậm về số tuyệt đối nhưng sẽ giảm về số tương đối. Trong khi đó nhu cầu NK vật tư cơ bản cho xản suất hàng nông lâm thủy sản thời kỳ tới vẫn tăng cả số tuyệt đối và số tương đối. Vì thế, tỷ lệ NK các nguyên liệu đầu vào sẽ vẫn chiếm khoảng 32-34% kim ngạch XK của nhóm hàng này.

Giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề nhập siêu của các nhóm hàng này là phát triển sản xuất phân bón, thức ăn gia súc và nguyên liệu, thuốc bảo vệ thực vật (có nguồn gốc hữu cơ) trong nước để thay thế hàng nhập khẩu.

- Nhóm ngành sản phẩm XK dệt may, giày da và NK nguyên phụ liệu đầu vào

Mặc dù đây là nhóm ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của VN trong giai đoạn tới (dự báo giai đoạn 2011-2015 chiếm gần 19%) nhưng khả năng sản xuất trong nước về các nguyên vật liệu đầu vào cho nhóm ngành hàng xuất khẩu này của Việt Nam còn hạn chế nên nhu

cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu đáp ứng sản xuất hàng xuất khẩu vẫn rất cao, chiếm khoảng 63% kim ngạch XK nhóm hàng này.

- Nhóm sản phẩm gỗ

Mặc dù đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhưng do 80% gỗ nguyên liệu nước ta phải nhập khẩu và đồ gỗ cao cấp nhập khẩu có xu hướng tăng trong những năm qua (do thu nhập của dân cư tăng lên) nên dự kiến trong 2 năm tới thặng dư thương mại của mặt hàng đồ gỗ chỉ bằng khoảng 55% KNXK. Để nâng cao tỷ lệ xuất khẩu nhóm sản phẩm đồ gỗ thì trước hết phải nâng cao được tỷ trọng và chất lượng gỗ nguyên liệu trong nước, nâng cao cấp độ chế biến để tăng tỷ trọng của nhóm sản phẩm đồ gỗ cao cấp để xuất khẩu sang EU, Nhật, Bắc Mỹ …

- Nhóm sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện

Cũng sẽ tiếp tục nhập siêu trong những năm tới nhưng tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu sẽ có xu hướng giảm đáng kể.

- Nhóm sản phẩm cơ khí

Sẽ có xu hướng nhập siêu giảm nhẹ hoặc khá ổn định để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước trong khi năng lực cạnh tranh nhóm sản phẩm này của Việt Nam còn yếu, dự báo tỷ lệ nhập siêu so với nhóm hàng này sẽ tăng.

Vừa tiếp tục có xuất siêu trong khi nhóm sản phẩm phwong tiện vận tải tuy giá trị nhập siêu vẫn cao nhưng tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu sẽ giảm dần.

Theo các số liệu dự báo về cán cân thương mại giai đoạn 2011-2015: nhóm hàng thiết bị điện và chế tác có giá trị xuất khẩu khả quan (cả 2 nhóm này đều xuất siêu). Đối với nhóm hàng máy tính, cơ khí, phương tiện vận tải, số liệu dự báo cho thấy giai đoạn 2011-2015 các mặt hàng này có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng, vẫn xảy ra tình trạng nhập siêu nhưng có tỷ lệ Nhập siêu/ Xuất khẩu giảm dần.

- Dự báo cán cân thương mại ngành hàng nhựa

Sự phát triển của ngành dầu khí sẽ tăng khả năng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu nhựa. Giai đoạn 2011-2020, ngoài nhà máy lọc dầu Dung Quất – Quảng Ngãi, sẽ có thêm một số nhà máy lọc dầu khác đi vào hoạt đông như công ty TNHH lọc dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa (khởi công tháng 5/2008, dự kiến đi vào hoạt động năm 2013), dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn Bà Rịa – Vũng Tàu (giai đoạn 1: năm 2011 vận hành; giai đoạn 2: 2013) dự án tổ hợp hóa dầu Naphtha Cracking Phú Yên (giai đoạn 1: năm 2014 vận hành; giai đoạn 2: 2024 vận hành). Các khu tổ hợp hóa dầu, lọc dầu này hoạt động, các dự án qui hoạch nguyên liệu nhựa đến năm 2010 chưa thực hiện sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2011-2015.

Phấn đấu thực hiện các dự án trên, đến giai đoạn này sản lượng nguyên liệu nhựa trong nước đạt khoảng 2 triệu tấn/năm. Nếu sản lượng nhựa ngành này có thể tăng 10%/năm thì tới năm 2015 sẽ đạt 5 triệu tấn/năm, đáp ứng 40% nhu cầu nguyên liệu nhựa cả nước. Vì vậy, ngành nhựa vẫn cần phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu. Tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu sẽ vẫn cao 60,5%. Nhưng giảm nhập siêu bằng biện pháp giảm nhập nguyên liệu trong khi sản xuất nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được thì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu. Vì vậy không thể giảm nhập siêu bằng cách này mà phải bằng cách tăng cường xuất khẩu.

- Nhóm sản phẩm từ dầu mỏ

Do các nhà máy lọc dầu đã dần dần đi vào hoạt động, nên kim ngạch nhập khẩu xăng dầu sẽ giảm dần. mức thâm hụt cán cân thương mại của ngành sản phẩm dầu khí sẽ dần được cải thiện. Dự đoán 2011-2015 nhập siêu chỉ còn 6,0%.

Một phần của tài liệu Tổng quan về vấn đề nhập siêu của việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w