Nguyên nhân nhập siêu của Việt Nam với khu vực thị trường Châu Á – Thái Bình Dương.

Một phần của tài liệu Tổng quan về vấn đề nhập siêu của việt nam (Trang 101 - 104)

II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM.

2.1.Nguyên nhân nhập siêu của Việt Nam với khu vực thị trường Châu Á – Thái Bình Dương.

2. Phân tích đánh giá nguyên nhân nhập siêu của Việt Nam theo khu vực thị trường nhập siêu.

2.1.Nguyên nhân nhập siêu của Việt Nam với khu vực thị trường Châu Á – Thái Bình Dương.

trường Châu Á – Thái Bình Dương.

(1) Tình hình thu hút FDI từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Việt Nam trong những năm gần đây tăng mạnh, do

đó, nhu cầu nhập khẩu các nguyên nhiên liệu, máy móc – thiết bị phục vụ sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án hợp tác sử dụng tín dụng ưu đãi tăng cao. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2007 đạt 19,5 tỷ USD, chiếm 34,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Các nước châu Á – Thái Bình Dương có FDI lớn tại Việt Nam gồm: Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc.

(2) Vị trí địa lý thuận lợi là một nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam nhập khẩu nhiều từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương hơn là từ các khu vực khác như châu Âu, châu Mỹ. Chẳng hạn như nhập khẩu từ Thái Lan có chi phí vận chuyển thấp, thời gian ngắn; Malaysia có vị trí thuận lợi và là nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu quan trọng bù đắp cho sự thiếu hụt trong nước; Singapore vẫn luôn là nguồn cung xăng dầu gần ta và đảm bảo; Indonesia với vị trí thuận lợi cũng là nguồn cung nguyên liệu đầu vào quan trọng, có tính cạnh tranh của Việt Nam.

(3) Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết các cơ hội do WTO và các FTA khác mà Việt Nam tham gia mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chẳng hạn như, theo chương trình thu hoạch sớm trong khuôn khổ ACFTA, thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc

đối với hàng rau quả và thủy hải sản về cơ bản là 0% kể từ 01/01/2006. Hoặc với các ưu đãi thuế trong CEPT/AFTA, khi hàng Việt Nam có tính cạnh tranh không cao, chưa tận dụng được hết cơ hội xuất khẩu thì hàng của Thái Lan, Malaysia, Indonesia, vốn có chất lượng tốt, quen với người tiêu dùng Việt Nam, nay lại càng trở nên rẻ và cạnh tranh hơn so với hàng các nước khác, dẫn tới gia tăng áp lực nhập siêu từ các thị trường này.

(4) Mặc dù đứng trước xu thế mở cửa và tự do hóa thương mại nhưng nhiều nước vẫn dựng lên những rào cản thương mại gây trở ngại cho việc thúc đẩy xuất khẩu những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu. Chẳng hạn, một số trường hợp các nước áp dụng các rào cản thương mại như: Hàn Quốc bảo hộ rất cao hàng nông sản; Đài Loan áp dụng nhiều biện pháp phi thuế như hạn ngạch, giấy phép, kiểm dịch … ; Thái Lan áp dụng hạn ngạch thuế quan với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam …

(5) Các hoạt động xúc tiến thương mại của ta còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa thật cao đối với các doanh nghiệp tham gia, ta chưa chú trọng vào khâu tổ chức một cách chuyên nghiệp các đoàn giao thương và cung cấp thông tin thị trường, mặt hàng tới doanh nghiệp, còn nhiều chương trình khảo sát thị trường

mang tính nhỏ lẻ … Trái lại, một số nước trong khu vực lại có hoạt động xúc tiến thương mại rất mạnh.

Một phần của tài liệu Tổng quan về vấn đề nhập siêu của việt nam (Trang 101 - 104)