Giải pháp điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm giải quyết vấn đề nhập siêu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổng quan về vấn đề nhập siêu của việt nam (Trang 122 - 125)

II. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM KIỀM CHẾ NHẬP SIÊU TRONG THỜI KỲ TỚI.

2.Giải pháp điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm giải quyết vấn đề nhập siêu của Việt Nam

nhập siêu của Việt Nam

Để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo độ an toàn cho nền kinh tế, duy trì mức thâm hụt tài khoản vãng lai và nhập siêu trong tầm kiểm soát được cần thực hiện một số biện pháp sau:

(1) Tăng cường kiểm soát đầu tư tràn lan của các doanh nghiệp nhà nước. Với những lợi thế về tiếp cận nguồn vốn, đất đai, tài nguyên, khu vực doanh nghiệp nhà nước đã mở rộng đầu tư vào nhiều lĩnh vực mà lẽ ra tư nhân có thể thực hiện được với hiệu quả cao (tối đa hóa đầu tư). Đây cũng chính là lý do lý giải một phần tại sao hệ số ICOR của Việt Nam lại cao hơn các nước khác khi trình độ chưa phát triển bằng các nước này.

(2) Thực hiện các giải pháp tài chính – tiền tệ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ để tăng nguồn cung ngoại tệ, tài trợ

cho thâm hụt cán cân thương mại. Cùng với việc thực hiện các giải pháp phát triển XK đã nêu trên (mục 3.2), trọng tâm của giải pháp tài chính tiền tệ là điều hành linh hoạt tỷ giá theo hướng hỗ trợ xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu; các ngân hàng thương mại đáp ứng đủ vốn tín dụng cho các nhu cầu có khả năng hoàn trả nợ để sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu; hướng dẫn doanh nghiệp xuất khẩu giảm sự phụ thuộc vào việc thanh toán bằng đồng USD để tránh tác động bất lợi của tỷ giá đối với xuất khẩu bằng cách đa dạng hóa các loại tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế. Phát triển các ngành dịch vụ theo hướng tăng thu xuất khẩu; tiếp tục thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối để cait thiện cán cân vãng lai, tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân cư.

(3) Thực hiện các biện pháp hạn chế nhập khẩu, giảm

nhập siêu, giảm cầu ngoại tệ.

Xây dựng các tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật như bổ sung các hàng hóa và danh mục kiểm tra chất lượng; thực hiện thanh tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, bảo vệ người tiêu dùng; tổ chức kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi thông quan; nghiên cứu việc cấp giấy chứng nhận hàng hóa đủ điều kiện lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Sử dụng các biện pháp hạn chế nhập siêu đối với từng nhóm hàng, mặt hàng cụ thể. Có chiến lược và biện pháp để giảm nhập siêu đối với các đối tác Việt Nam có nhập siêu lớn như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ …

Kiểm soát chặt chẽ tiền tệ nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng không quá 30%, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt thông qua giảm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả đầu tư công, giảm áp lực tăng cầu về tiêu dùng và đầu tư của khu vực doanh nghiệp và cá nhân, từ đó thu hẹp thâm hụt giữa tiết kiệm và đầu tư, góp phần cai thiện cán cân vãng lai.

(4) Quản lý các luồng vốn nước ngoài theo hướng tránh

rủi ro.

Nâng cao chất lượng thống kê luồng vốn vào ra, đảm bảo độ tin cậy, làm cơ sở cho phân tích và đề xuất các biện pháp giám sát luồng vốn nước ngoài.

Theo dõi, giám sát chặt chẽ luồng vốn ngắn hạn gồm vay nợ thương mại ngắn hạn của các doanh nghiệp dưới hình thức nhập hàng trả chậm, vay nước ngoài, huy động tiền gửi từ nước ngoài của các ngân hàng thương mại để chủ động điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá.

Tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cải tiến thủ tục hành chính để đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn FDI và ODA cho các dự án đầu tư vào các ngành thiên về sử dụng nhiều vốn hoặc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài.

(5) Tập trung các nguồn vốn ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô, mua ngoại tệ từ các tổ chức quốc tế, chủ động về thời gian và tính lượng ngoại tệ mua vào hợp lý sát với diễn biến thị trường ngoại hối, đảm bảo tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước ở mức an toàn.

Một phần của tài liệu Tổng quan về vấn đề nhập siêu của việt nam (Trang 122 - 125)