CÁC QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHẬP SIÊU, KIỀM CHẾ NHẬP SIÊU TRONG THỜI GIAN

Một phần của tài liệu Tổng quan về vấn đề nhập siêu của việt nam (Trang 113 - 114)

SIÊU, KIỀM CHẾ NHẬP SIÊU TRONG THỜI GIAN TỚI.

Trong thời kỳ tới, các giải pháp kiềm chế nhập siêu cần theo các quan điểm sau:

(1) Nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam được coi là phương thức cơ bản để đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại và kiềm chế nhập siêu.

(2) Sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp điều tiết kinh tế vĩ mô để kích thích xuất khẩu, quản lý nhập khẩu phù hợp với các thông lệ quốc tế và cam kết đa phương, song phương của Việt Nam nhằm kiềm chế nhập siêu.

(3) Điều chỉnh hợp lý mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm, nâng cao hiệu quả đầu tư theo định hướng, giảm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, duy trì cán cân thanh toán tổng thể trong tầm kiểm soát được nhằm hạn chế nhập siêu.

(4) Ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế, nhưng phải đảm bảo khả năng thích ứng của nền

kinh tế với những biến động của tình hình quốc tế, giảm thiểu những tổn thương không tránh được là điều kiện tiên quyết cho việc ngăn ngừa tăng nhập khẩu đột biến, kiềm chế nhập siêu.

(5) Nhập siêu để tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế Việt Nam là sự cần thiết khách quan trong giai đoạn hiện nay nhưng phải đảm bảo chất lượng và tính hướng đích của nhập siêu.

(6) Chú trọng hoạt động ngoại giao kinh tế để đạt được các thỏa thuận song phương về cán cân thương mại, trước hết là với các thị trường đang nhập siêu cao.

(7) Chủ động kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu một số ngành hàng trong nước đã có đủ năng lực thay thế hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử, không dẫn tới bóp méo thương mại.

Một phần của tài liệu Tổng quan về vấn đề nhập siêu của việt nam (Trang 113 - 114)