II. Dự báo nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới và kinh nghiệm của 1 số nước về giải quyết vấn đề nhập siêu.
1.2. Việt Nam – Hàn Quốc:
Tính đến hết năm 2010, Hàn Quốc có tổng số 2.605 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 23 tỷ USD, đứng đầu cả về số dự án và vốn đăng ký trong tổng số 88 các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của Hàn Quốc tiếp tục được triển khai, nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ từ Hàn Quốc cho các dự án đàu tư này có khả năng sẽ còn tiếp tục tăng lên. Việt Nam cũng sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của mình trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFFTA). Do tác động của lộ trình giảm thuế, hàng hoá nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu từ các nước khác. Vì thế, nhu cầu nhập khẩu
nhiều mặt hàng trong diện giảm thuế từ Hàn Quốc có thể sẽ tăng lên. Trong khi đó, nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc có khả năng sẽ giảm bớt khi các dự án lọc hoá dầu của Việt Nam tại Nhơn Hội, Phú Yên, Nghi Sơn lần lượt đi vào hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu xăng dầu trong nước.
Do làm tốt công tác kiểm dịch, xuất khẩu thuỷ sản sang Hàn Quốc sẽ vẫn tiếp tục có tốc độ tăng trưởng tốt, thuỷ sản vẫn tiếp tục là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, do giới hạn về sản lượng khai thác, xuất khẩu thuỷ sản sang Hàn Quốc khó có khả năng tăng trưởng đột biến.
Nếu làm tốt công tác kiểm dịch giống như hàng thuỷ sản, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ có tốc độ tăng trưởng cao trong ngắn hạn. Tuy nhiên, do giới hạn về diện tích canh tác và năng suất cùng với việc Hàn Quốc chắc chắn sẽ duy trì nhiều biện pháp bảo hộ để bảo vệ người nông dân trong nước, trong dài hạn xuất khẩu nông sản khó có thể trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang thị trường này.
Do chi phí nhân công tăng cao, Hàn Quốc đang có xu hướng đầu tư chuyển dịch ngành công nghiệp dệt may ra nước ngoài, chỉ giữ lại trong nước sản xuất các sản phẩm dệt may cao cấp. Vì thế, trong tương lai xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn
Quốc có khả năng sẽ tăng nhanh do thị trường Hàn Quốc có vẫn có nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may có chất lượng trung bình, giá cả vừa phải. Nhiều nhà máy dệt Hàn Quốc đã chuyển sang Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Châu Á khác sản xuất xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất trở lại Hàn Quốc. Tiềm năng xuất khẩu sang Hàn Quốc của nhiều mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp chế tạo như dây điện, dây cáp điện, sản phẩm nhựa, sản phẩm điện tử và linh kiện còn lớn. Mức độ tăng kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng trong nhóm này sẽ phụ thuộc nhiều vào đầu tư của các công ty nước ngoài, đặc biệt là của các công ty Hàn Quốc, trong các lĩnh vực này tại Việt Nam.