Năng suất lúa trong từng nghiệm thức

Một phần của tài liệu Xử lý rơm rạ đồng ruộng số chế phẩm sinh học (Trang 55 - 56)

- Ruộng canh tác của người dân (diện tích 1000m2) sau khi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.

Sau khi thu hoạch lúa xong (ruộng phải thu hoạch bằng biện pháp cơ giới), rơm rạ trải đều trên ruộng, cho máy cày vào chặt gốc rạ, làm cho sợi rơm

4.2.9 Năng suất lúa trong từng nghiệm thức

Năng suất lúa ở các nghiệm thức sau khi thu hoạch được tính theo phương pháp tính năng suất lý thuyết của IRRI (1996 và 2002). Kết quả năng suất lúa được thể hiện ở hình 4.13:

Hình 4.13: Năng suất lúa (tấn/ha) ở các điều kiện xử lý

Ghi chú:cácc t c t nhất m t ch cái th ờng(a, b) giống nhau thì không khác biệt c ý nghĩa thống kê (phép thử Duncan, mức ý nghĩa 5 )

Hình 4.13 cho thấy nghiệm thức Đốt rơm có năng suất lúa cao nhất (8,56 tấn/ha) và khác biệt có ý nghĩa thông kê với các nghiệm thức có vùi rơm rạ (năng suất lúa đạt 6,41 tấn/ha ở nghiệm thức vùi rơm; 7,83 tấn/ha ở nghiệm thức vùi rơm có chế phẩm Biomix; 7,58 tấn/ha ở nghiệm thức vùi rơm có chế phẩm Trichomix- DT; và 7,38 tấn/ha ở nghiệm thức vùi rơm có chế phẩm AT). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Hối et al,. (2009) cho rằng khi chôn vùi rơm rạ vào đất làm giảm năng suất lúa. Nguyên nhân là do khi vùi rơm rạ vào trong đất, thời gian đầu rơm rạ chưa kịp phân hủy chúng chèn ép sự phát triển của bộ rễ lúa, các acid hữu cơ sinh ra làm giảm sự phát triển và vai trò hút chất dinh dưỡng của rễ lúa (Nguyễn Ng c Đệ, 2008). Theo Phan Thị Công (2005), những đất lúa giàu chất hữu cơ, triệu chứng thường liên kết với sự kém phát triển của bộ rễ do sự hiện diện các chất ức chế sinh trưởng trong điều kiện khử cực mạnh như H2S, CO2…Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ngoài đồng trước đây của Ponnamperuma (1984) kết luận rằng vùi rơm đưa đến năng suất lúa cao hơn so với đốt rơm nếu việc vùi rơm được thực hiện đầy đủ trong một số mùa vụ nhất định.Theo Verma và Bhagat (1992), nếu xét trong giai đoạn ngắn hạn, việc vùi rơm lại làm giảm năng suất hạt so với đốt rơm, phải vài năm sau đó thì biện pháp vùi rơm mới cho năng suất hạt tương đương hoặc cao hơn biện pháp đốt rơm.

56

Tuy nhiên năng suất lúa ở các nghiệm thức vùi rơm có sử dụng chế phẩm sinh h c cao hơn nghiệm thức vùi rơm (khác biệt có ý nghĩa thống kê). Điều này cho thấy việc sử dụng chế phẩm sinh h c đã hạn chế các ảnh hưởng bất lợi từ quá trình phân giải rơm rạ đến sự sinh trưởng của cây lúa hơn là chỉ vùi rơm rạ thông thường. Các chế phẩm sinh h c thúc đẩy nhanh tiến trình phân giải nên có thể rút ngắn thời gian làm tổn thương cây lúa. Ngoài ra, trong quá trình thí nghiệm không ghi nhận thấy hiện tượng ngộ độc hữu cơ của cây lúa ở tất cả các nghiệm thức.

Từ kết quả về năng suất lúa ở các nghiệm thức trên có thể thấy lượng phân bón được người dân sử dụng đã đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng thiết yếu cho cây lúa. Cho nên, lượng chất dinh dưỡng sinh ra từ quá trình phân giải rơm rạ sẽ bổ sung vào trong đất, cải thiện độ phì của đất và góp phần làm giảm chi phí sản xuất ở những vụ sau.

Một phần của tài liệu Xử lý rơm rạ đồng ruộng số chế phẩm sinh học (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)