- Ruộng canh tác của người dân (diện tích 1000m2) sau khi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.
Sau khi thu hoạch lúa xong (ruộng phải thu hoạch bằng biện pháp cơ giới), rơm rạ trải đều trên ruộng, cho máy cày vào chặt gốc rạ, làm cho sợi rơm
4.2.6 Diễn b in hàm lƣợng đạm tổng số trong đất
Đạm tổng số trong đất bao gồm dạng đạm vô cơ và hữu cơ, trong đó đạm hữu cơ chiếm 95% đạm tổng số. Hàm lượng đạm tổng số có mối quan hệ chặt chẽ với
49
hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Đất có hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng đạm tổng số thường cao (Tất Anh Thư, 2006).
Đạm tổng số trong đất diễn biến tương đối phức tạp do chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi của cả hàm lượng đạm vô cơ và đạm hữu cơ. Ở hầu hết các nghiệm thức hàm lượng đạm tổng số tăng cao vào khoảng ngày 15 và 30 sau đó giảm ở ngày 45 và 60 đến ngày 75 thì có hiện tượng tăng nhẹ trở lại (Bảng 4.4). Các nghiệm thức vùi rơm với chế phẩm có sự thay đổi đạm tổng số trong đất theo thời gian tương đương nhau (không có khác biệt thống kê). Kết quả này phù hợp với diễn biến đạm dễ tiêu theo thời gian được thể hiện ở Hình 4.9.
Bảng 4.4: Hàm lượng đạm tổng số (%N) theo nghiệm thức và thời gian Thời gian Đốt rơm Vùi rơm Vùi rơm
+Biomix
Vùi rơm
+Trichomix Vùi rơm+AT Ngày 1 0,22bA±0,006 0,24bcB±0,009 0,24cdB±0,008 0,24bB±0,007 0,24bB±0,008 Ngày 15 0,24cA±0,008 0,25cdA±0,007 0,25dA±0,010 0,25bA±0,007 0,25bA±0,007 Ngày 30 0,25cA±0,009 0,26dA±0,008 0,25dA±0,007 0,25bA±0,009 0,25bA±0,006 Ngày 45 0,22bA±0,009 0,24bcB±0,010 0,23cAB±0,009 0,24bB±0,008 0,23bAB±0,009 Ngày 60 0,19aA±0,010 0,22aC±0,008 0,19aA±0,010 0,21aBC±0,010 0,20aAB±0,010 Ngày 75 0,21bA±0,007 0,23abB±0,009 0,21bA±0,008 0,22aAB±0,008 0,21aA±0,008 Ngày 90 0,22bAB±0,009 0,24bcB±0,008 0,21bA±0,009 0,21aA±0,007 0,20aA±0,020
Ghi chú:Trong cùng m t c t c t nhất m t ch cái th ờng giống nhau thì không khác biệt c ý nghĩa thống kê (phép thử Duncan, mức ý nghĩa 5 )
Trong cùng m t h ng c t nhất m t ch cái in hoa giống nhau thì không khác biệt c ý nghĩa thống kê (phép thử Duncan, mức ý nghĩa 5 )
Sự gia tăng hàm lượng đạm tổng số trong thí nghiệm ở các nghiệm thức vào ngày 15 và 30 là do hai đợt thu mẫu này gần với thời điểm bón phân NPK cho lúa (ngày 12 và ngày 25 sau sạ). Điều này làm cho đạm vô cơ trong đất tăng lên kéo theo sự gia tăng hàm lượng đạm tổng số. Thêm vào đó có sự góp phần nhỏ của những loại vi sinh vật cố định đạm (Azotobacter, Clostridium, vi khuẩn lam…) có trong đất và bổ sung từ chế phẩm sinh h c.
Hàm lượng đạm tổng số giảm ở ngày 45 và 60 được giải thích theo sự giảm đạm dễ tiêu trong thí nghiệm trong cùng thời gian (Hình 4.9). Đạm dễ tiêu đã bị thất thoát khi có sự khử nitrat thành N2 và N2O thể hơi cùng với sự hấp thu dinh dưỡng của cây ở giai đoạn tăng trưởng sinh trưởng và tăng trưởng sinh sản (Nguyễn Ng c Đệ, 2008). Ngoài ra đạm tổng còn giảm do sự rửa trôi N hữu cơ hòa tan sinh ra từ quá trình phân giải chất hữu cơ (Tô Thị Hiền, 2009). Vào ngày 75 và 90 đạm tổng số lại có hiện tượng tăng nhẹ ở các nghiệm thức, có thể do chồi vô hiệu, lá già, là sâu,…rụi đi và rụng xuống làm tăng lượng đạm hữu cơ trong đất nên đạm tổng số
50
cũng tăng theo (phù hợp với sự gia tăng hàm lượng cacbon cùng thời gian trong Bảng 4.3).
Do đạm hữu cơ trong đất chiếm đến 95% hàm lượng đạm tổng số nên ở các nghiệm thức vùi rơm rạ có hàm lượng đạm tổng số (0,24%) cao hơn nghiệm thức đốt rơm (0,22%) ngay ngày thứ nhất (phù hợp kết quả về hàm lượng cacbon trong Bảng 4.3 ở cùng thời gian). Hàm lượng đạm tổng số ở ngày thứ 15 và ngày 30 sau sạ ở các nghiệm thức không có sự khác biệt về mặt thống kê. Kết quả này cho thấy hàm lượng đạm tổng số trong thời gian này phụ thuộc chủ yếu vào lượng đạm trong phân khi bón cho lúa. Vai trò cố định đạm của các vi sinh vật trong chế phẩm chưa thể hiện rõ và lượng đạm vô cơ được khoáng hóa từ rơm rạ mất đi (khử nitrat) cũng không nhiều.
Từ ngày 45 trở đi hàm lượng đạm tổng số ở các nghiệm thức vùi rơm sử dụng chế phẩm sinh h c có khác biệt so với nghiệm thức vùi rơm và nghiệm thức đốt rơm. Cụ thể là nghiệm thức vùi rơm có hàm lượng đạm tổng số cao nhất (0,22% – 0,24%) và có khác biệt thống kê với các nghiệm thức còn lại. Do ở nghiệm thức này không được bổ sung thêm vi sinh vật phân giải rơm rạ nên hàm lượng đạm dễ tiêu được khoáng hóa từ rơm rạ không cao, kéo theo hàm lượng đạm nitrat bị khử thành N2 và N2O cũng không nhiều, vì vậy hàm lượng đạm tổng số được bảo toàn. Ngược lại, ở các nghiệm thức vùi rơm có chế phẩm, vi sinh vật trong chế phẩm được bổ sung vào đất nên sự khoáng hóa diễn ra mạnh hơn, kéo theo hàm lượng nitrat bị khử và bốc thoát nhiều hơn nên làm hàm lượng đạm tổng số giảm mạnh hơn nghiệm thức vùi rơm.
Như vậy các chế phẩm sinh h c sử dụng trong thí nghiệm có hiệu quả tương đối như nhau trong việc làm thay đổi hàm lượng đạm tổng số trong đất. Đạm tổng số trong đất sau thí nghiệm trong khoảng đánh giá đất giàu đạm (theo thang đánh của Ngô Ng c Hưng et al., 2004).