Diễn b in hàm lƣợng đạm dễ tiu trong đất

Một phần của tài liệu Xử lý rơm rạ đồng ruộng số chế phẩm sinh học (Trang 46 - 48)

- Ruộng canh tác của người dân (diện tích 1000m2) sau khi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.

4.2.5Diễn b in hàm lƣợng đạm dễ tiu trong đất

Sau khi thu hoạch lúa xong (ruộng phải thu hoạch bằng biện pháp cơ giới), rơm rạ trải đều trên ruộng, cho máy cày vào chặt gốc rạ, làm cho sợi rơm

4.2.5Diễn b in hàm lƣợng đạm dễ tiu trong đất

Đạm dễ tiêu trong đất tồn tại ở hai dạng chủ yếu là amon (NH4+) và nitrat (NO3-), trong đó amon là dạng đạm chính cung cấp cho cây lúa (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Amon và nitrat là sản phẩm của quá trình khoáng hóa chất

47

hữu cơ trong đất theo con đường: Chất hữu cơ--->NH4+---> NO2- --- > NO3-, quá trình này cần phải có sự tham gia của vi sinh vật (Phan Tuấn Triều, 2009).

Hình 4.9: Diễn biến đạm dễ tiêu trong đất theo thời gian

Theo thời gian, hàm lượng đạm dễ tiêu trong các nghiệm thức tăng lên sau đó có khuynh hướng giảm xuống (Hình 4.9). Đặc biệt vào ngày 15 và ngày 30 hàm lượng đạm dễ tiêu tăng nhanh tất cả các nghiệm thức. Điều này được giải thích do hai thời điểm thu mẫu này gần với thời điểm bón phân của người dân nên đã bổ sung một lượng đạm vô cơ vào đất. Thêm vào đó NH4+ và NO3- sinh ra từ quá trình phân hủy đạm hữu cơ có trong rơm rạ cũng làm tăng hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Võ Tòng Xuân et al.(1993) trên đất phù sa phèn ở đồng bằng sông Cửu Long trồng giống lúa IRRI66 và nghiên cứu của Đặng Thị Thanh Loan (2007) trích bởi Ngô Ng c Hưng (2009) khi vùi rơm rạ ở liều lượng khác nhau trên các loại đất khác nhau.

Nguyên nhân làm hàm lượng đạm dễ tiêu giảm có thể kể đến sự hấp thu dưỡng chất của cây lúa. Do từ sau ngày 40 đất không còn được bổ dung phân vô cơ nữa nên cây lúa phải hấp thu các dưỡng chất còn lại trong đất để tạo đòng và tăng trưởng sinh dục (Nguyễn Ng c Đệ, 2008). Ngoài ra lượng nitrat sinh ra từ quá trình nitrat hóa đạm hữu cơ có trong rơm rạ và đạm amon ở tầng oxy hóa (lớp đất gần sát mặt nước), có khuynh hướng di chuyển xuống tầng khử bên dưới. Tại đây sự khử nitrat xảy ra tạo thành N2 và N2O bị mất dưới thể hơi. Một phần đạm cũng bị mất qua dạng NH3 do môi trường ngập nước kéo dài (Võ Thị Gương, 2004). Cũng có thể kể đến hiệu quả phân giải đạm hữu cơ có trong rơm rạ của các vi sinh vật trong đất và chế phẩm sinh h c giảm. Sự giảm nhanh hàm lượng đạm dễ tiêu ở ngày 75 và ngày 90 ở các nghiệm thức được giải thích do lúc này nước trong ruộng lúa đã được tháo cạn để chờ thu hoạch. Cho nên, phản ứng oxy hóa NH4+ thành NO3- diễn

48

ra mạnh hơn điều kiện ngập nước, các phản ứng khử nitrat ở tầng dưới cũng cao hơn và làm lượng đạm dễ tiêu mất đi nhiều hơn.

Hình 4.9 còn cho thấy trong cùng thời gian các nghiệm thức vùi rơm với chế phẩm có hàm lượng đạm dễ tiêu cao hơn nghiệm thức vùi rơm không chế phẩm và nghiệm thức đốt rơm. Kết quả này cho thấy việc vùi rơm với chế phẩm sinh h c có thể làm tăng hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất hơn là chỉ vùi rơm thông thường hoặc đốt rơm. Tuy nhiên việc vùi rơm không có chế phẩm vẫn có hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất cao hơn đốt rơm trong cùng thời gian (khác biệt có ý nghĩa thống kê từ ngày 45, xem thệm phụ lục C-Bảng 5).

Trong khi hàm lượng đạm dễ tiêu ở nghiệm thức vùi rơm với Bomix giảm sau ngày 30 thì ở nghiệm thức vùi rơm có chế phẩm trichomix-DT và nghiệm thức vùi rơm có chế phẩm AT hàm lượng đạm dễ tiêu vẫn còn tăng nhẹ đến ngày 60. Điều này cho thấy vi sinh vật có trong 2 loại chế phẩm này có thời gian sinh trưởng dài hơn vi sinh vật có trong chế phẩm Biomix nên hoạt động phân giải đạm hữu cơ của chúng vẫn diễn ra đến ngày 60.

Sau thi kết thúc thí nghiệm (ngày 90), hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất ở nghiệm thức vùi rơm có chế phẩm cao hơn khi bắt đầu thí nghiệm (Hình 4.10). Điều này cho thấy khi xử lý rơm bằng chế phẩm sinh h c đã bổ sung đạm dễ tiêu cho đất, khác với biện pháp xử lý rơm bằng cách đốt và vùi rơm không chế phẩm. Trong 3 loại chế phẩm sinh h c, Trichomix-DT có hiệu quả cao nhất trong việc bổ sung đạm dễ tiêu cho đất thông qua quá trình phân giải các chất hữu cơ.

Hình 4.10: Hàm lượng đạm dễ tiêu ở các điều kiện xử lý

Một phần của tài liệu Xử lý rơm rạ đồng ruộng số chế phẩm sinh học (Trang 46 - 48)