Diễn b in hàm lƣợng lân dễ tiu trong đất

Một phần của tài liệu Xử lý rơm rạ đồng ruộng số chế phẩm sinh học (Trang 50 - 53)

- Ruộng canh tác của người dân (diện tích 1000m2) sau khi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.

Sau khi thu hoạch lúa xong (ruộng phải thu hoạch bằng biện pháp cơ giới), rơm rạ trải đều trên ruộng, cho máy cày vào chặt gốc rạ, làm cho sợi rơm

4.2.7 Diễn b in hàm lƣợng lân dễ tiu trong đất

Lân dễ tiêu trong đất là chỉ tiêu dao động và không ổn định ngay cả trong một thời gian rất ngắn, ở trong cùng một loại đất (Ngô Ng c Hưng, 2009). Lân dễ tiêu trong đất sẽ gia tăng nhờ cung cấp chất hữu cơ cho đất thông qua nhiều cơ chế (Võ Thị Gương, 2010). Tuy nhiên, hàm lượng lân dễ tiêu ở các nghiệm thức trong thí nghiệm lại tương đối ổn định theo thời gian. Do trong thí nghiệm hàm lượng lân dễ tiêu chịu ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố làm gia tăng và các yếu tố làm suy giảm.

51

Bảng 4.5: Hàm lượng lân dễ tiêu (mg/kg) theo nghiệm thức và thời gian Thời gian Đốt rơm Vùi rơm Vùi rơm

+Biomix

Vùi rơm

+Trichomix Vùi rơm+AT Ngày 1 19,04bcA±0,59 19,02abA±0,46 19,39aA±0,29 19,08aA±0,45 18,93aA±0,64 Ngày 15 19,91cA±0,75 20,06bA±0,86 20,16abA±0,34 20,13abA±0,50 19,84abA±0,58 Ngày 30 17,93abA±0,56 19,55bB±0,64 20,73bcC±0,50 20,45abBC±0,64 20,32bcBC±0,56 Ngày 45 17,84aA±0,53 19,38bB±0,55 21,13cC±0,61 20,44abBC±0,87 20,79bcC±0,40 Ngày 60 18,09abA±0,46 20,22bB±0,53 21,46cC±0,53 20,93bBC±0,86 21,37cBC±0,64 Ngày 75 17,90abA±0,56 19,65bA±0,55 20,26abB±0,46 20,00abB±0,85 20,77bcB±0,61 Ngày 90 18,08abA±0,74 18,23aA±0,69 19,83aB±0,41 19,64abB±0,68 20,45bcB±0,68

Ghi chú:Trong cùng m tc t c t nhất m t ch cái th ờng giống nhau thì không khác biệt c ý nghĩa thống kê (phép thử Duncan, mức ý nghĩa 5 )

Trong cùng m thàng c t nhất m t ch cái in hoa giống nhau thì không khác biệt c ý nghĩa thống kê (phép thử Duncan, mức ý nghĩa 5 )

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng hàm lượng lân dễ tiêu trong đất đó là việc bổ sung phân hóa h c trong quá trình canh tác (vào ngày 12, ngày 25 và ngày 40). Tuy nhiên việc bón phân không làm hàm lượng lân trong đất tăng nhiều như đạm (khác biệt không có ý nghĩa thống kê). Bên cạnh đó, theo Đỗ Thị Thanh Ren (1999) hàm lương lân dễ tiêu gia tăng còn sự hòa tan các muối photphat khó tan thành dạng dễ hòa tan khi xảy ra các phản ứng khử mạnh trong điều kiện ngập nước (từ ngày 45 – ngày 70).

Các yếu tố làm cho hàm lượng lân dễ tiêu giảm là: Sự hấp thu lân của cây lúa trong giai đoạn tăng trưởng (khoảng 30 ngày đầu) và vi sinh vật đất cao hơn sự phân giải lân trong rơm rạ (Nguyễn Ng c Đệ, 2008). Ngoài ra còn có sự tồn tại của các cation Al, Fe, Mn trong đất. Các cation này kết hợp với H2PO4- tạo thành các hợp chất không tan, kết tủa và đi xuống tầng đất phía dưới theo phương trình: Al3+

+ H2PO4- + H2O  H+ + Al(OH)3.H2PO4 , nên làm hàm lượng lân dễ tiêu ở tầng trên giảm (Võ Thị Lài, 2006). Ở giai đoạn rút nước chờ thu hoạch lúa (sau ngày 70) yếu tố ảnh hưởng đến sự giảm hàm lượng lân là do các phản ứng oxi hóa ở tầng mặt chuyển muối photphat sắt (II) dễ hòa tan thành muối photphat sắt (III) khó tan. Các tiến trình trình trên thường xảy ra đồng thời nên làm hàm lượng lân dễ tiêu tương đối ổn định theo thời gian.

Theo Bảng 4.5, nếu xét ở cùng thời gian có thể thấy hàm lượng lân dễ tiêu nghiệm thức đốt rơm có khuynh hướng thấp hơn các nghiệm thức vùi rơm. Điều này được giải thích do ở các nghiệm thức vùi rơm đã bổ sung thêm chất hữu cơ. Sự hiện diện của chất hữu cơ. Sự hiện diện chất hữu cơ trong đất giúp giảm một cách hữu hiệu việc cố định phopho có cơ chế acid hóa và chelate hóa. Vì sự phân hủy chất hữu cơ phóng thích acid hữu cơ và CO2 có khả năng hòa tan lân. Các hợp chất

52

mùn phân giải từ hợp chất hữu cơ làm tăng phản ứng chelate hóa, giảm sự tạo thành các muối khó tan (Võ Thị Gương, 2010). Ngoài ra trong rơm rạ có chứa lưu huỳnh, khi phân giải trong điều kiện yếm khí cho ra H2S cũng làm tăng khả năng hòa tan photphat sắt giải phóng lân (Nguyễn Như Hà, 2006). Cho nên, sự suy giảm hàm lượng lân dễ tiêu trong đất theo thời gian ở các nghiệm thức vùi rơm (gồm vùi rơm và vùi rơm có chế phẩm) thấp hơn nghiệm thức đốt rơm.

Hàm lượng lân dễ tiêu ở các nghiệm thức vùi rơm với chế phẩm có khuynh hướng cao hơnnghiệm thức chỉ vùi rơm thông thường. Điều này cho thấy, khi xử lý với chế phẩm làm gia tăng hiệu quả giữ lân ở dạng hòa tan bằng cách phân giải lân từ từ và tạo ra các hợp chất mùn thực hiện tiến trình chelate hóa.

Hình 4.11: Hàm lượng lân dễ tiêu ở các điều kiện xử lý

Hình 4.11 cho thấy sau khi kết thúc thí nghiệm, hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở các nghiệm thức vùi rơm có chế phẩm cao hơn nghiệm thức đốt rơm và vùi rơm không chế phẩm (khác biệt có ý nghĩa thống kê) đồng thời có cao hơn trước khi thí nghiệm. Như vậy khi xử lý rơm với chế phẩm sinh h c khả năng hoàn trả lân dễ tiêu cho đất cao hơn xử lý rơm bằng cách đốt hoặc chỉ vùi thông thường.

Có thể thấy trong 3 loại chế phẩm sử dụng thí nghiệm, chế phẩm AT có hiệu quả hơn trong việc phân giải lân có trong rơm rạ thành dạng dễ tiêu bổ sung cho đất vào tạo các hợp chất mùn liên kết các gốc photphat nhằm hạn chế sự cố định lân. Hàm lượng lân dễ tiêu ở các nghiệm thức sau khi thí nghiệm kết thúc được đánh giá là trung bình (10 mg/kg – 20 mg/kg) theo thang đánh giá của Ngô Ng c Hưng, 2004.

53

Một phần của tài liệu Xử lý rơm rạ đồng ruộng số chế phẩm sinh học (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)